【kq trận bồ đào nha】Chưa tính đến việc miễn 1.400 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Chủ nhiêm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải. |
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính sách nói trên tại phiên họp chiều 18/9,ưatínhđếnviệcmiễntỷđồngtiềncấpquyềnkhaitháctàinguyênnướkq trận bồ đào nha Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020 là hết sức cần thiết.
Mục đích chính sách để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phục hồi sản xuất, kinh doanh sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020.
Tác động tiêu cực cả ngân sách Trung ương và địa phương
Về tác động của chính sách nói trên với nền kinh tế, tờ trình của Chính phủ nêu rõ, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới, kể cả các nước láng giềng còn diễn biến phức tạp và khả năng còn kéo dài, nhiều nước vẫn thực hiện lệnh đóng cửa và hạn chế nhập cảnh. Vì vậy, việc giao thương hàng hóa của các tổ chức, doanh nghiệpcủa Việt Nam còn chịu nhiều tác động.
Trong khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải duy trì hoạt động, ổn định kinh tế - xã hội. Giá thành sản phẩm của tổ chức, cá nhân được cấu thành từ nhiều nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào, trong đó có nguồn nước sử dụng cho sản xuất. Do đó, việc miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân góp phần giảm chi phí sản xuất, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy những ngành nghề sản xuất khác và duy trì được lao động việc làm hiện có.
Chính sách này sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 1.400 tỷ đồng, ông Hà cho biết.
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được điều tiết lại (đối với quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do trung ương cấp, được phân bổ 30% số thu cho địa phương, 70% cho ngân sách trung ương), do đó, ngân sách trung ương và địa phương đều chịu tác động tiêu cực, báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài nguyên - Môi trường nêu.
Không dàn trải, tránh trục lợi chính sách
Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc trình Quốc hội ban hành chính sách miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020 chưa đảm bảo có đầy đủ căn cứ.
Vì, các doanh nghiệp khó khăn đã được hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Người dân gặp khó khăn do đại dịch đã được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân.
"Chính sách miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cũng là chính sách hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phục vụ sản xuất, kinh doanh. Do đó, về đối tượng hỗ trợ đã có phần trùng lặp với các chính sách trước đó của Đảng và Nhà nước", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.
Chưa đầy đủ căn cứ, theo cơ quan thẩm tra còn ở chỗ, đề nghị miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cả 3 nhóm đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Tài nguyên nước là quá rộng, dàn trải. Trong khi tờ trình cũng như Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ không có số liệu cho thấy sự khó khăn trong sản xuất; tăng, giảm sản lượng sản xuất của các đối tượng, cũng như sự thua lỗ trong kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước trong đại dịch Covid -19 và không làm rõ số dự kiến nộp ngân sách Nhà nước từ các đối tượng sử dụng tài nguyên nước trong năm 2020.
Có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, trên thực tế, các lĩnh vực sản xuất điện, nước sạch... là các đơn vị khai thác nguồn tài nguyên nước lớn nhất, không chịu ảnh hưởng và thiệt hại nhiều của đại dịch Covid-19, việc sản xuất - kinh doanh vẫn có lãi do các đơn vị sản xuất điện (nhà máy thủy điện), cấp nước (nhà máy cấp nước) không do Nhà nước định giá hoặc quyết định giá bán, trong khi nhu cầu sử dụng điện, nước trong thời gian dịch bệnh không giảm nhiều và đây là các hàng hóa thiết yếu sử dụng tài nguyên Quốc gia cần được sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí.
Do vậy, việc miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ không thực sự tác động đến người dân mà chủ yếu có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang làm ăn, kinh doanh có lãi. Mặt khác, nguồn thu từ cấp quyền khai thác tài nguyên nước là nguồn thu quan trọng, có liên quan đến công tác bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước, có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu quan trọng của một số địa phương miền núi đang nhận trợ cấp của ngân sách Trung ương. Mặt khác, thời gian áp dụng quá ngắn và phải xử lý tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã nộp trong năm 2020 và khấu trừ vào số thu năm 2021.
Vì vậy, Ủy ban thẩm tra cho rằng, để bảo đảm có căn cứ trình Quốc hội xem xét, quyết định chính sách miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020, đề nghị Chính phủ cần báo cáo cụ thể về số thu nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tình hình sản xuất kinh doanh của từng nhóm đối tượng, theo đó phân định các đối tượng thực sự khó khăn cần được hỗ trợ nhằm đảm bảo chính sách hỗ trợ của Nhà nước đúng đối tượng, không dàn trải và tránh trục lợi chính sách.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh năm nay thu ngân sách rất khó khăn, chính sách ban hành làm giảm thu 1.400 tỷ sẽ tăng thêm khó khăn cho ngân sách.
Chính sách không tác động trực tiếp đến người dân thì cần cân nhắc, ông Hiển nhấn mạnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thêm ý kiến nào, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kết luận "thời điểm này chưa tính đến miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước như Chính phủ trình".
(责任编辑:La liga)
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Đề nghị giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Vicem
- ·Hành trình đưa cổ vật tượng đồng Nữ thần Durga về nước
- ·Angelababy và Trương Gia Nghê bị cấm phát ngôn vì Lisa BlackPink
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình
- ·Doanh nghiệp miền Trung cần lưu ý gì để ứng phó phòng vệ thương mại trong EVFTA
- ·Sẽ điều chỉnh khung giá nước sạch sinh hoạt mỗi năm một lần?
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Quốc Huy và Hạ Anh 'bất đồng' quan điểm về tình yêu lệch tuổi
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Hiệp định EVFTA và cơ hội tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU
- ·Calvin Klein ra mắt bộ sưu tập mới cùng âm nhạc
- ·Ngày 2/8: Giá gas giảm trở lại, rời mốc 2 USD/mmBTU
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Ngày 29/7: Giá sắt thép xây dựng tiếp tục giảm mạnh phiên đầu tuần
- ·Ngày 5/8: Giá tiêu, cà phê và cao su đồng loạt tăng mạnh sáng đầu tuần
- ·Ngày 22/6: Giá dầu thế giới đảo chiều giảm 1% vì đồng USD phục hồi
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Dàn diễn viên 'con nhà nòi' đầy tài năng của các nghệ sĩ Vân Dung, Hoàng Dũng