【dabet.】Án phức tạp, luôn tăng
(CMO) Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song, thời gian qua tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn xảy ra nhiều, có vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng được dư luận đặc biệt quan tâm.
Kể từ ngày 1/10/2017-31/7/2018, cơ quan điều tra 2 cấp trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm tổng cộng 906 vụ với 1.089 bị can. Theo đó, chuyển Viện Kiểm sát đề nghị truy tố 588 vụ với 828 bị can.
Án hình sự hành vi phạm tội táo bạo, tinh vi, hậu quả nghiêm trọng
Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm vụ án cố ý gây thương tích. |
Đánh giá tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây tại buổi làm việc với Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội trung tuần tháng 8 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng nhận định, tình hình tội phạm tuy đã được kiềm chế, song vẫn còn nhiều vụ án để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Đặc biệt là tham nhũng còn diễn biến phức tạp, công tác thu hồi tài sản tham nhũng chưa được triệt để và rất khó khăn.
Báo cáo số 62/BC-TA ngày 9/8 của TAND tỉnh cũng cho thấy tình hình tội phạm trên lĩnh vực án hình sự có chiều hướng gia tăng. Cụ thể các tội về tham nhũng, từ ngày 1/10/2017-31/7/2018, TAND tỉnh đã thụ lý 13 vụ, tăng 3 vụ, đã giải quyết 9 vụ liên quan đến 19 bị cáo; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ người khác tăng 7 vụ (thụ lý 163 vụ). Đặc biệt là tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em toà đã thụ lý đến 25 vụ, tăng 9 vụ, đã giải quyết 23 vụ.
Trong các loại tội phạm thì án tham nhũng và xâm hại tình dục trẻ em đều được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Các vụ việc đều đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, riêng đối với án tham nhũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng nhận định, công tác thu hồi tài sản tham nhũng chưa được triệt để do tài sản được tẩu tán rất tinh vi, sử dụng vào việc tiêu xài hoang phí hoặc đứng tên người khác; có những trường hợp rất khó xác định tài sản tham nhũng.
Trước đó, tại kỳ họp thứ Sáu HĐND tỉnh khoá IX (từ ngày 10-11/7/2018), bà Bùi Thị Phương Loan, Phó chánh án TAND tỉnh từng đánh giá, qua công tác xét xử án hình sự nhận thấy tình hình tội phạm tuy được kiềm chế, song sự tinh vi, công khai, táo bạo, bất chấp pháp luật trong thực hiện hành vi phạm tội vẫn còn. Ngoài ra, việc che giấu tội phạm còn diễn biến khá phức tạp… đòi hỏi cần phải được quan tâm và có nhiều giải pháp hiệu quả hơn trong công tác đấu tranh phòng ngừa, nhất là các tội phạm tham nhũng, xâm hại tình dục trẻ em, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ người khác.
Các vụ việc dân sự phức tạp, luôn tăng
Cũng như các vụ án hình sự, các tranh chấp dân sự trong kỳ cũng cho thấy có dấu hiệu gia tăng đáng kể lên đến 8.069 vụ năm nay so với 7.503 vụ vào năm trước. Các vụ tranh chấp dân sự chủ yếu liên quan đến quyền sử dụng đất (1.179 vụ) và có diễn biến khá phức tạp. Án ly hôn, án lao động là những lĩnh vực mà theo thống kê cho thấy các vụ việc luôn có chiều hướng gia tăng qua từng năm.
Đặc biệt đối với án ly hôn, theo nhận định của các cơ quan thực thi pháp luật tỉnh, các vụ ly hôn thời gian gần đây không chỉ tăng nhanh mà tuổi ly hôn ngày một trẻ hơn và thời gian từ kết hôn đến ly hôn ngắn.
Bên cạnh đó, việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật cũng được triển khai thực hiện khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ đó phát hiện trường hợp vi phạm khá lớn. Cụ thể lực lượng Công an tỉnh đã phát hiện 46.577 vụ với số tiền xử phạt hành chính lên đến 48,9 tỷ đồng, tịch thu 4 ô-tô, 794 mô-tô, 7 máy game bắn cá…
Ngoài ra, các sở, ngành, UBND huyện, thành phố trong kỳ cũng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện trên 1.500 vụ, liên quan đến 1.590 đối tượng vi phạm trên lĩnh vực nông nghiệp, thông tin và truyền thông, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm… so với cùng kỳ năm 2017 tăng 204 vụ.
Từ thực tế các vụ án cho thấy, có nhiều đối tượng phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, điều này một phần cho thấy công tác tạo điều kiện về việc làm, tiếp xúc động viên… giúp người phạm tội hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án còn có lúc, có nơi thực hiện chưa tốt.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều vùng đời sống người dân rất khó khăn, hiểu biết về pháp luật còn thấp. Đồng thời, sự quản lý con em của một số gia đình còn lỏng lẻo, thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát dẫn đến các em có những hành vi lệch chuẩn dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. Từ đó cho thấy, để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng từ cơ quan thi hành pháp luật cho đến các đoàn thể xã hội, nhất là vai trò của gia đình./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Bắt thanh niên liên tiếp đột nhập hàng loạt nhà dân ở Hà Nội
- ·Muốn có minh bạch phải cải tổ nhiều vấn đề
- ·Bắt người phụ nữ cho vay lãi suất 200%/năm, thu lợi bất chính 800 triệu đồng
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Triển lãm sách 'Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh'
- ·Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng vắng mặt, được luật sư xin giảm nhẹ tội
- ·'Hồi sinh' nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở Phú Thọ
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Tử hình kẻ tạt xăng giết người trả thù cho mẹ
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường logistics
- ·Án tù với 3 cựu công an bắn trộm dê của người dân ở Hà Nội
- ·Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển VH TT & DL lần 2
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Cảnh sát TP.HCM và Long An truy lùng nghi phạm giết nữ nhân viên quán cà phê
- ·Mất tiền tỷ chỉ vì chờ văn bản hướng dẫn
- ·Tháo gỡ bất cập trong hoạt động quảng cáo
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Cha 'dắt' con trai 16 tuổi đi trộm nhiều xe máy ở Đà Nẵng