【tran ha lan】Còn nhiều thách thức trong phòng chống HIV/AIDS
Gần 200.000 người được biết nhiễm HIV
Tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Úc vào tháng 7/2014,ònnhiềutháchthứctrongphòngchốtran ha lan Liên Hợp quốc đã đưa ra các mục tiêu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình. 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Ba mục tiêu này gọi là mục tiêu 90 – 90 – 90 của Liên Hợp quốc. Đây cũng là ba mục tiêu được lựa chọn của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 tại Việt Nam với chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90 – 90 – 90 vào năm 2020”.
Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có khoảng gần 200.000 người nhiễm HIV biết được tình trạng này. Như vậy, vẫn còn hơn 50.000 nhiễm HIV chưa biết. Điều này có thể vô tình sẽ là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng, do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng.
Theo Bộ Y tế, xét nghiệm HIV đóng vai trò quan trọng để biết được một người có bị nhiễm HIV hay không. Dịch vụ xét nghiệm HIV hiện nay đã được triển khai rộng rãi với hơn 1.300 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV sàng lọc ở 100% các huyện. Ngoài các cơ sở y tế, xét nghiệm HIV tại cộng đồng thông qua các cán bộ y tế thực hiện hoặc do nhân viên tiếp cận cộng đồng được tập huấn hướng dẫn cũng có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV. Xét nghiệm tại cộng đồng cũng đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố.Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện vẫn còn nhiều người nhiễm HIV nhưng chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có khoảng gần 200.000 người nhiễm HIV biết được tình trạng này. Như vậy, vẫn còn hơn 50.000 người nhiễm HIV chưa biết. Điều này có thể vô tình sẽ là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng, do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng. Cùng với đó, họ cũng không được tiếp cận các dịch vụ điều trị ARV sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và làm giảm lây truyền HIV ra cộng đồng.
Cũng dựa trên ước tính, hiện Việt Nam mới chỉ có gần 80% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, trong khi đó chỉ còn 2 năm nữa để đạt được tới mục tiêu thứ nhất, đó là khoảng cách lớn cần sự nỗ lực của cả cộng đồng.
Riêng đối với việc điều trị ARV đã được Bộ Y tế mở rộng, tất cả mọi người được chẩn đoán nhiễm HIV thì sẽ tiến hành điều trị ngay. Tuy nhiên hiện mới chỉ có khoảng gần 130.000 người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV, đạt được khoảng 65% số người được chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV. Như vậy vẫn còn khoảng 60.000 người được chẩn đoán nhiễm HIV chưa tham gia điều trị ARV.
Vẫn còn nhiều thách thức
Năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu 90 – 90 – 90. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phòng chống HIV/AIDS như 10 năm liền dịch HIV được kiểm soát ở cả 3 tiêu chí gồm: giảm số người nhiễm HIV mới hàng năm; giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong do HIV/AIDS. Việt Nam cũng đã tiếp tục kiểm soát được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%. Tuy nhiên, các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn khá xa so với những mục tiêu mà Liên Hợp quốc đặt ra. Trong đó, phải kể đến dịch HIV vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát vì vẫn còn nhiều người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa được phát hiện, đặc biệt ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây; lây truyền HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới cũng có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi; sự gia tăng số người sử dụng ma túy tổng hợp. Ngoài ra, sự thay đổi về tổ chức và việc cắt giảm nguồn lực viện trợ quốc tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Cũng liên quan đến vấn đề lây truyền HIV do tiêm chích ma túy, nhất là khi số người sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng, ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, làm tốt công tác cai nghiện tại cộng đồng cũng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy lùi lây nhiễm HIV. Mặc dù vậy, trên thực tế công tác này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí cho cai nghiện tại cộng đồng, để tổ chức các điểm tư vấn, điều trị cắt cơn.
Đáng chú ý, hầu hết ở các địa phương thực hiện cai nghiện tại cộng đồng đều không có cơ sở dạy nghề để tổ chức truyền nghề, đào tạo việc làm, phục hồi và quản lý sau cai nghiện. Do đó, tỷ lệ tái nghiện ở đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng còn rất cao.
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·NA Office urged to conduct more reforms
- ·VN prioritise legal aid for the poor and vulnerable
- ·European Parliament delegation prepares to ratify forestry agreement with Việt Nam
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Building on 2018 successes, 2019 will be a year of ’breakthroughs’: PM Phúc
- ·Top Vietnamese leader meets with Cambodian King
- ·Top legislator asks for stronger procuracy efforts to combat corruption
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Party, State leader: Việt Nam moves forward with firm foundations
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·PM orders measures to put an end to unplanned internal migration by 2025
- ·PM: Việt Nam
- ·Vietnamese, Lao fronts bolster relations
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·PM: Việt Nam
- ·Building a mighty military to protect our Socialist homeland: PM
- ·PM chairs meeting on economic future
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Farmers’ union urged to reform