【soi kèo queretaro】'Cây tre Việt Nam' và kế sách giữ nước
TRONG BIẾN ĐỘNG THỜI CUỘC…
Khép lại năm Quý Mão 2023,ệtNamvagravekếsaacutechgiữnướsoi kèo queretaro các nhà bình luận quốc tế đã đưa ra những thuật ngữ mạnh để khái quát bức tranh thế giới toàn cảnh: “Chấn động”, “rung chấn”, “phức tạp”, “khó lường”, “nguy cơ thế chiến thứ ba”… Sự mô tả ấy hoàn toàn không cường điệu hóa mà nó phản ánh hiện thực ở những góc nhìn thế giới cận cảnh, đặc biệt là từ tâm điểm của những rung chấn cục bộ. Trong lúc cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine (với sự hậu thuẫn, can thiệp của Mỹ và NATO) kéo dài 2 năm chưa có hồi kết, thì Dải Gaza đã biến thành đống đổ nát sau những cuộc tấn công trả đũa đẫm máu của quân đội Israel nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang Hamas. Trong lúc đó, tại châu Phi, địa chính trị ở châu lục đông dân thứ hai trên thế giới tiếp tục rung chấn dữ dội bằng hàng loạt cuộc đảo chính. Làn sóng xung đột quyền lực và đảo chính tiếp tục đẩy nhiều quốc gia, khu vực ở châu Phi lún sâu vào đói nghèo, lạc hậu, rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn không có lối ra. Tại Đông Nam Á, cuộc nội chiến dai dẳng ở Myanmar tiếp tục leo thang khiến tương lai hòa bình, ổn định ở đất nước hơn 55 triệu dân càng trở nên mờ mịt. Tiếp đó, những cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen trên Biển Đỏ với ý đồ gây áp lực buộc Israel chấm dứt chiến dịch quân sự ở Dải Gaza, không những không đạt được mục đích mà còn tiếp tục châm ngòi cho xung đột lan rộng. Khi liên quân Mỹ, Anh và đồng minh hợp lực thực hiện các đòn trừng phạt nhắm vào lực lượng Houthi, tính chất của cuộc xung đột đã bị đẩy lên những nấc thang cao hơn, quy mô rộng hơn, đồng nghĩa với việc thiệt hại về nhân mạng, kinh tế càng trầm trọng và triển vọng hòa bình giữa các quốc gia, lực lượng liên quan càng trở nên xa vời. Bóng mây của khói bom và bóng ma của chết chóc đã phủ trùm lên môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển ở nhiều khu vực trên toàn cầu.
Đoàn giám sát Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm việc tại Bình Phước về thực hiện các điều ước quốc tế biên giới lãnh thổ Việt Nam - Campuchia - Ảnh: T.L
Trông người để ngẫm về ta, để có thêm cơ sở củng cố, phát triển triết lý “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”, “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa” ở quốc gia, dân tộc mình. Giữa bối cảnh thế giới đầy biến động phức tạp, Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường chính trị ổn định nhất trên thế giới. Chúng ta cán đích năm Quý Mão 2023 bằng sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, bằng sự ổn định của tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến an toàn, thân thiện, giàu tiềm năng của các nhà đầu tư và du khách quốc tế. Đặc biệt, những bước tiến và thành tựu ngoại giao chính là điểm sáng của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược toàn diện và tiếp tục làm sâu sắc, nâng tầm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả, đã khẳng định sự đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng và tầm nhìn chiến lược trong quan hệ ngoại giao của đất nước. Đường lối ấy, chiến lược, sách lược ấy đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát bằng cách nói hình tượng: Trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”…
XU THẾ THỜI ĐẠI VÀ LỰA CHỌN CHÍNH NGHĨA
Nói thế giới rung chấn, biến động, đầy bất trắc, khó lường… không có nghĩa là khói bom, thuốc súng đã phủ lên bức tranh toàn cảnh của thế giới. Đi sâu, bám sát những góc nhìn cận cảnh của những mảng màu đen tối ấy để chúng ta thấy rõ hơn bản chất của các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu. Các quốc gia, dân tộc, nhất là những nước nhỏ, nằm trong vùng đan xen lợi ích của các cường quốc, luôn phải ứng phó với những toan tính lợi ích của các nước lớn. Trong bối cảnh đó, đưa ra một lựa chọn sáng suốt thì quốc gia yên ổn, ngược lại, một tính toán sai lầm, cực đoan có thể dẫn đến thảm họa khôn lường. Nhìn từ bên trong cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine cho thấy rất nhiều bài học xương máu về kế sách giữ nước trên mặt trận ngoại giao…
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự bùng nổ nhanh chóng và toàn diện của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, môi trường hợp tác song phương và đa phương để cùng phát triển, cùng có lợi… vẫn là xu thế chủ đạo của nhân loại. Về bản chất, không một nhà cầm quyền nào mong muốn đẩy quốc gia, dân tộc mình bước vào chiến tranh, đẩy nhân dân mình vào cảnh tang thương, chết chóc vì bom đạn. Xung đột vũ trang là giải pháp cuối cùng, khi tất cả giải pháp hòa bình, hòa hiếu đã vô tác dụng. Xung quanh cái trục lợi ích của các cường quốc, trật tự thế giới đa cực đòi hỏi phải có các giải pháp đa phương hữu hiệu mới có thể giải quyết được những xung đột lợi ích. Tiếc rằng, sự giằng co giữa những “át chủ bài” trong bàn cờ địa chính trị thế giới, đã biến không ít quốc gia nhỏ bé, yếu thế trở thành nạn nhân; đẩy mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở nhiều khu vực lên đến đỉnh điểm, dẫn đến việc phải giải quyết xung đột bằng bạo lực...
Trong bối cảnh phức tạp ấy, lựa chọn chiến lược, sách lược như thế nào để giữ vững môi trường hòa bình, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị… là bài toán không dễ dàng tìm lời giải của các quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia giữ vị trí tâm điểm của địa chính trị khu vực và thế giới. Trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” với phương châm gốc vững, thân chắc, cành lá mềm mại, uyển chuyển… chính là kế sách giữ nước trên mặt trận văn hóa, ngoại giao, được Đảng ta kế thừa, phát triển từ bề dày lịch sử truyền thống của dân tộc. Trong quan hệ hợp tác với các quốc gia, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ là cái gốc, là giá trị bất biến của Việt Nam; giữ vững vị thế quốc gia là nguyên tắc không thể đảo ngược. Để đảm bảo mục tiêu “dĩ bất biến” thì phương thức, giải pháp phải luôn “ứng vạn biến”, như cành lá tre mềm mại, uyển chuyển. Vì thế, trong các sự lựa chọn, Việt Nam nhất quyết không chọn bên mà chọn chính nghĩa. Thay vì phải “bị động chống đỡ”, chúng ta “chủ động thích nghi” để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra xung đột từ sớm, từ xa…
Nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, đặc biệt là trong năm 2023, ngoại giao Việt Nam đã ghi những dấu ấn đặc biệt quan trọng mang tầm thời đại. Thành công của trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” giúp chúng ta giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nâng tầm cơ đồ, vị thế, uy tín của quốc gia trên trường quốc tế…
GÓP SỨC CHO “CÂY TRE VIỆT NAM” SÂU RỄ, BỀN GỐC
Trong các địa phương có đường biên giới với các quốc gia láng giềng, từ nhiều năm nay, tỉnh Bình Phước nổi lên như một điểm sáng về hiệu quả công tác đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển. Với chiều dài đường biên giới gần 259km tiếp giáp các địa phương nước bạn Campuchia, việc vận dụng sáng tạo, hiệu quả trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” giúp Bình Phước giải quyết hài hòa mối quan hệ với chính quyền, các lực lượng chức năng và nhân dân nước bạn. Hầu hết các hoạt động ngoại giao, giao lưu văn hóa, đối ngoại quốc phòng… giữa hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia đều được Đảng, Nhà nước, quân đội lựa chọn Bình Phước làm địa bàn tổ chức. Tháng 6-2023, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng tổ chức cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước tham quan các mô hình điểm về công tác quốc phòng, quân sự địa phương dọc tuyến biên giới tỉnh Bình Phước. Hiệu quả triển khai mô hình xây dựng chốt dân quân, điểm dân cư liền kề chốt dân quân và đồn, trạm biên phòng biên giới, do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phối hợp với tỉnh Bình Phước thực hiện, đã trở thành mô hình mẫu của cả nước. Đưa dân lên biên giới, triển khai các mô hình lưỡng dụng kinh tế kết hợp quốc phòng, từng bước hình thành các khu dân cư, khu kinh tế địa bàn biên giới chính là các giải pháp chiến lược để duy trì sự ổn định lâu dài, phát triển bền vững địa bàn biên giới vì môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển toàn diện giữa chúng ta và nước bạn.
Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là một mặt trận trong kế sách giữ nước mang đậm bản sắc Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột phải bắt đầu từ nhận thức của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Ở địa bàn biên giới và các khu vực, môi trường có yếu tố ngoại giao, mỗi công dân là một “sứ giả”, mỗi cán bộ, đảng viên là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Giữ vững lập trường, bản lĩnh, tạo sức đề kháng ngăn chặn, đẩy lùi sự tấn công của các thế lực thù địch trên không gian mạng, bảo vệ trường chính nghĩa của quốc gia, dân tộc chính là cách để chúng ta góp sức làm cho sâu rễ, bền gốc bản sắc, tinh thần, ý chí “Cây tre Việt Nam” trên chính quê hương mình.
(责任编辑:La liga)
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Nhiều diễn biến mới trong lĩnh vực xe điện trên toàn cầu
- ·Xe máy nên đổ xăng 92 hay 95?
- ·Ô tô đang chạy, tài xế rời vô
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Bí quyết để xe máy vận hành êm ái
- ·Lên sàn đấu giá sáng 5/4, biển số 30K
- ·Những bệnh thường gặp trên xe Mercedes cũ, bạn cần biết trước khi mua
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·VinFast nhận 27.649 đơn đặt cọc xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở bán
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Liên tục bị tranh chỗ đỗ xe, chủ xe nghĩ cách đối phó nhưng vô ích
- ·McLaren Senna và MCL38 F1 có thêm bản kỷ niệm nhưng có tiền cũng không mua được
- ·Tài xế Toyota Camry gây tai nạn, điên cuồng đâm nhiều ô tô rồi bỏ chạy
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·Điều gì khiến VinFast VF e34 tại Indonesia rẻ hơn ở Việt Nam?
- ·Công nghiệp ô tô Nga hồi sinh mạnh mẽ dù bị phương Tây cấm vận
- ·Vũng nước trên đường khiến siêu xe Ferrari bất ngờ gặp họa
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Xe tồn kho giá rẻ: Có nên mua?