【bong fa so】Năm thế hệ chiến đấu cơ
|
Ngày 22-8-1914, sau khi trinh sát bằng máy bay, hai sĩ quan Anh đã đưa ra báo cáo rằng quân đội Đức chuẩn bị bao vây lực lượng viễn chinh Anh. Dù mới đầu thông tin này bị đánh giá là thiếu chính xác do mâu thuẫn với nhiều phân tích tình báo khác, tuy nhiên về sau các chỉ huy lực lượng viễn chinh Anh vẫn quyết định tiến hành thoái lui. Nhờ đó, hơn 100.000 binh sĩ đảo quốc sương mù đã kịp thoát khỏi tình trạng bị vây khốn. Một tuần sau, thông tin trinh sát từ không quân cũng đã giúp ích khá nhiều cho quân đội Pháp. Cụ thể là lực lượng nước này đã giành ưu thế khi đánh chặn thành công cuộc tấn công của Đức nhằm vào Paris, theo các tài liệu lịch sử.
Từ những ngày đầu đó, Thế chiến 1 trở thành cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử mà máy bay được triển khai ở quy mô lớn.
Những biến thể sơ khai
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu lúc bấy giờ chủ yếu phục vụ công tác do thám, vũ khí được trang bị khá đơn giản. Đa phần, các chiến đấu cơ trong giai đoạn này chỉ sở hữu súng máy được điều khiển theo kiểu thủ công. Mỗi máy bay đều phải có một người trực tiếp bóp cò súng để khai hỏa. Súng máy kèm theo thường là loại có cỡ đạn dưới 10 mm. Không những thế, công nghệ máy bay cũng còn nhiều giới hạn. Theo tài liệu của không quân Mỹ, chiến đấu cơ thời Thế chiến 1 chủ yếu có tốc độ tối đa dưới 200 km/giờ, nhiều loại chỉ đạt 130 km/giờ. Trần bay cũng chỉ dao động từ 3.000 - 5.000 m và tầm hoạt động thường dưới 400 km. Dù còn nhiều hạn chế nhưng ưu thế do không quân tạo ra là điều không thể chối cãi.
Vì vậy, Thế chiến 1 kết thúc cũng là lúc các nước đẩy mạnh phát triển chiến đấu cơ. Cuối thập niên 1930, Thế chiến 2 nổ ra, thế giới chứng kiến hàng loạt mẫu chiến đấu cơ có khả năng tấn công không chỉ bằng súng máy mà còn có bom, pháo và không còn phải điều khiển thủ công như trước.
Tuy nhiên, cho đến đầu thập niên 1940, chiến đấu cơ trên thế giới vẫn còn dùng động cơ cánh quạt. Chỉ đến khoảng năm 1944, khi Thế chiến 2 bước vào giai đoạn cuối, máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực mới bắt đầu được triển khai. Từ đây, chiến đấu cơ thế hệ 1 chính thức ghi dấu trong lịch sử nhân loại, đạt tốc độ xấp xỉ 1.000 km/giờ, gần bằng vận tốc âm thanh. Trong số này, mẫu Messerschmitt Me 262 của Đức được đánh giá hàng đầu.
Bùng nổ
Bắt đầu từ giữa thập niên 1940, khi Thế chiến 2 kết thúc, chiến đấu cơ sử dụng động cơ phản lực đã phát triển với mức độ hiện đại ngày càng nhanh. Nếu như thế giới phải mất khoảng 30 năm để ra đời chiến đấu cơ thế hệ 1 kể từ khi những dòng sơ khai đầu tiên ra đời, thì trong 70 năm tiếp theo, chiến đấu cơ đã nhanh chóng phát triển từ thế hệ 1 lên thế hệ 5 và manh nha bước sang thế hệ 6.
Cụ thể, sau khi thế hệ 1 được triển khai rầm rộ giai đoạn cuối Thế chiến 2 và Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), lớp chiến đấu cơ tiếp theo đã ra đời. Chiến đấu cơ thế hệ hai được cải tiến mạnh về vận tốc khi có thể bay vượt ngưỡng vận tốc âm thanh, điển hình như dòng F-105 Thần sấm của Mỹ. Thế hệ này, chiến đấu cơ cũng được tích hợp radar để kết hợp tác chiến hiệu quả hơn với tên lửa đi kèm.
Sang đến thế hệ 3, khả năng tấn công của chiến đấu cơ đã chuyển sang bước ngoặt mới, được cải thiện mạnh mẽ về không chiến với các loại tên lửa hiện đại. Nổi bật trong số chiến đấu cơ thế hệ 3 phải kể đến dòng F-4 Phantom của Mỹ, chính thức được triển khai từ thập niên 1960 và đến nay vẫn được một số nước sử dụng, có thể mang theo bom thông minh, tên lửa tích hợp hệ thống truy dấu quang điện, tích hợp hệ thống tác chiến điện tử...
Đến cuối thập niên 1970, Mỹ và nhiều nước bắt đầu thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ 4, rồi chính thức triển khai vào thập niên 1980. Kể từ đây, chiến đấu cơ bước sang một bước ngoặt mới khi kết hợp những công nghệ điện toán, kỹ thuật số để tăng cường độ chính xác về tác chiến. Chiến đấu cơ thế hệ 4 và 4+ hay 4++ đều được trang bị phần lớn là vũ khí thông minh, có độ chính xác cao. Điển hình như những dòng chiến đấu cơ F-16, F/A-18 E/F Super Hornet, Su-30MK2... Cũng trong thập niên 1980, Mỹ còn nghiên cứu và chính thức sản xuất dòng máy bay tàng hình F-117. Mặc dù, F-117 chưa để lại nhiều ấn tượng, nhưng đây là nền tảng quan trọng để chiến đấu cơ thế hệ 5 là F-22 Raptor chính thức được sản xuất từ cuối những năm 1990. Đây là thế hệ chiến đấu cơ tối tân nhấn mạnh vào khả năng tàng hình cùng những loại vũ khí thông minh. Theo kế hoạch, Mỹ dự kiến triển khai F-35, một dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 khác, cho cả không quân lẫn hải quân từ năm 2015. Khi đó, F-35 phiên bản tàu sân bay sẽ chính thức thay thế vai trò của F/A-18 E/F Super Hornet hiện nay.
Trong khi Mỹ đã có kinh nghiệm hơn 10 năm tác chiến với F-22, Trung Quốc và Nga gần đây cũng có nhiều dấu hiệu sẽ sớm trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5 nhưng chưa rõ ưu thế ra sao so với F-22 và F-35. Ngoài ra, theo giới truyền thông và các cơ quan nghiên cứu hàng không, Washington đang thúc đẩy chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ 6, tập trung nâng cao khả năng tác chiến điện tử và sử dụng những công nghệ kiểu “trí tuệ nhân tạo”.
Phân loại chiến đấu cơ Máy bay tiêm kích: là các loại chiến đấu cơ nhỏ gọn, tốc độ nhanh, được trang bị nhiều loại hỏa lực để tác chiến không đối không. Các loại máy bay tiêm kích nổi bật và phổ biến hiện nay là: Su-30, Mig-35, F-16, F-22, F-35... Máy bay ném bom: hay còn gọi là oanh tạc cơ. Đây là loại máy bay chiến đấu kích thước lớn có thể mang theo nhiều bom để tấn công mặt đất. Hiện tại, các loại B-52, B-1 và B-2 Spirit của Mỹ, hoặc TU-160 của Nga được đánh giá là những dòng oanh tạc cơ mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, các oanh tạc cơ lại thường yếu thế trong việc tự bảo vệ chính mình trước lưới phòng không và không quân đối phương, nên thường phải được máy bay tiêm kích hộ tống khi tác chiến. Máy bay cường kích: là các loại máy bay chiến đấu kích thước thường nhỏ hơn oanh tạc cơ và phần lớn vũ khí mang theo dùng để tấn công mặt đất, ví dụ như: Su-25, A-10 Thunderbolt II... Ngoài ra, Mỹ còn có loại máy bay cường kích hạng nặng CH-130, được phát triển từ dòng máy bay vận tải, không chỉ có kích thước lớn mà còn sở hữu hỏa lực cực mạnh, thậm chí mang theo pháo 100 mm. Chiến đấu cơ đa nhiệm: là các loại máy bay chiến đấu có khả năng tác chiến toàn diện cả về đối không, đối hải, tấn công mặt đất. Nổi bật nhất trong số này phải kể đến chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet hiện diện trên các tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, nhiều loại máy bay tiêm kích tối tân như F-22, F-35 vẫn được xếp vào nhóm chiến đấu cơ đa nhiệm bởi ngoài khả năng đối không, chúng còn có thể mang theo nhiều loại tên lửa tấn công mặt đất. Máy bay tuần tra biển: là các loại máy bay được dùng để trinh sát, tuần tra và phòng thủ bờ biển. Trong số này, P-8 Poseidon được xem là loại hiện đại nhất bởi có khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm. |
Nguồn TNO
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Giải khát cho người cao tuổi: Sạch lành, bổ dưỡng từ rong biển ép
- ·Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chống dịch Covid
- ·Bắt tạm giam nguyên Giám đốc và PGĐ Văn phòng Đăng ký đất đai TP Sầm Sơn
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Giải ngân 11 tỷ USD vốn FDI trong 9 tháng
- ·Tự xưng là em trai Phó Giám đốc Công an tỉnh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
- ·Bệnh nhân 266: 'Xin dư luận nhìn nhận khách quan và rộng lượng hơn'
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Ba học sinh thương vong do đâm xe máy vào cổng nhà dân
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Bé gái 10 tuổi có 3 quả thận
- ·Bị xâm phạm quyền lợi, người tiêu dùng vẫn chọn cách im lặng
- ·Vinataba tặng BV Bạch Mai 300 triệu đồng và thiết bị chống dịch Covid
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·‘Ngón chân Covid’
- ·Phạt tù cán bộ kinh doanh lập khống hóa đơn, tham ô hàng tỷ đồng
- ·Cao Bằng: Lật xe đầu kéo, 1 người tử vong
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Xử phạt trang điện tử tổng hợp cafeland.vn có dấu hiệu 'báo hóa'