【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá mexico】Doanh nghiệp và nhà trường “bắt tay” đào tạo nghề
Lợi ích cả hai bên
Xác định gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng,ệpvànhàtrườngbắttayđàotạonghềbảng xếp hạng giải vô địch bóng đá mexico ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện (CĐCĐ) Hà Nội cho biết, vấn đề này đã được nhà trường thực hiện tương đối bài bản trong những năm qua vì sự hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Về phía nhà trường, việc gắn kết với DN không chỉ cung cấp cho sinh viên nơi thực tập mà quan trọng nhất là cơ hội việc làm sau khi ra trường. Theo ông Ngọc, hiện nay Trường đang có quan hệ đối tác với trên 100 DN, bao gồm cả DN lớn, DN vừa và nhỏ, thậm chí hộ kinh doanh gia đình, trong đó các DN có hợp tác thường xuyên là khoảng 70 DN. Nhờ sự gắn kết này, sinh viên của Nhà trường luôn có chỗ thực tập ổn định, sinh viên có việc làm sau khi ra trường chiếm tỷ lệ cao, nhất là các khối ngành về kỹ thuật, cơ khí với tỷ lệ đạt 100%.
Đồng quan điểm, ông Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cho rằng việc kết hợp đào tạo có lợi cho mọi phía. Theo đó, Nhà trường sẽ không cần đầu tư quá nhiều thiết bị cơ sở vật chất như nhà xưởng, phòng học, thậm chí là công nghệ vì DN phải luôn luôn đổi mới công nghệ để phát triển, do đó khi kết hợp với DN hai bên sẽ cùng chia sẻ công nghệ cho nhau.
Hơn hết, sự kết hợp này chắc chắn sẽ tránh được tình trạng đào tạo tràn lan dẫn đến “vênh” nhu cầu của thị trường lao động. Khi sinh viên được thực hành tại DN cũng đồng nghĩa với việc các em được rèn luyện và tiếp cận với môi trường sản xuất kinh doanh thực tiễn, qua đó có thể lựa chọn việc làm phù hợp hơn.
Ông Vinh cũng cho rằng, việc gắn kết DN còn tạo động lực để các trường phải luôn nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm cạnh tranh lẫn nhau, từ đó tạo ra sự năng động, linh hoạt cho các cơ sở đào tạo, tăng thu nhập tài chính cho nhà trường. Đối với DN điều này sẽ đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khi có các đơn hàng gia tăng. DN cũng có thể cắt giảm các chi phí đào tạo lại cho người lao động, từ đó làm tăng lợi ích tài chính.
DN phải tham gia vào quá trình đào tạo
Mặc dù sự hợp tác giữa DN và nhà trường mang lại nhiều lợi ích, song theo ông Đồng Văn Ngọc thì điều này chỉ thực sự hiệu quả khi DN tham gia vào quá trình đào tạo và xác định đây là sản phẩm của chính DN. Từ đó, DN sẽ cùng nhà trường xây dựng chương trình, cung cấp cho sinh viên cơ sở thực tập và tuyển dụng sau tốt nghiệp.
Đồng thời, DN cũng phải giám sát quá trình đào tạo của nhà trường nhằm đảm bảo cuối cùng sẽ tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu. Thực tế thông qua sự phối hợp này DN thường không phải đào tạo lại, nếu có chủ yếu là đào tạo bổ sung các kỹ năng đặc thù hoặc văn hóa doanh nghiệp, còn hầu hết các kỹ năng chuyên môn thì lao động có thể sử dụng được ngay.
Ông Ngọc cho rằng, các DN có lợi thế về kỹ năng nên khi hợp tác các nhà trường hãy “mạnh dạn” chỉ ra yếu kém. “Các trường đừng bao giờ giấu giếm hạn chế của mình với DN. Trường chúng tôi đã từng rất yếu trong đào tạo về tác phong công nghiệp cho sinh viên nên chúng tôi đã phải mời DN vào giúp cho nhà trường, không né tránh gì cả với mục đích giúp cho sinh viên tốt hơn”, ông Ngọc nói.
Tuy nhiên, Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Hà Nội cũng nhấn mạnh khi kết hợp với DN thì nhà trường phải luôn tính đến yếu tố quản trị rủi ro, bởi vì nền kinh tế luôn biến động và DN có thể thay đổi quy mô sản xuất. Do đó, rõ ràng nhà trường luôn phải có điểm tựa mới là các DN khác chứ không thể trông chờ vào một DN. Còn theo ông Phạm Đức Vinh, vấn đề đặt ra đối với các trường nghề hiện nay là cần phải chủ động thay đổi, phải đi tìm các DN chứ không thể thụ động chờ DN như trước kia.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân khẳng định: “Chỉ khi quá trình đào tạo có sự gắn kết chặt chẽ với DN thì mặt bằng chung về trình độ tay nghề mới được nâng dần lên. Đào tạo phải đi vào thực chất, người học nghề phải đảm bảo có công việc tốt sau khi ra trường và thu nhập ổn định”./.
Mai Đan
(责任编辑:World Cup)
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Petroland ‘ngập’ trong thua lỗ
- ·500 người đặt mua/ngày chiếc ô tô đẹp long lanh giá từ 182 triệu vừa ra mắt
- ·5 lý do khiến Premier Village Phu Quoc Resort được mệnh danh là 'địa đàng nhân gian'
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội dính ‘án phạt’ 350 triệu đồng
- ·Kinh doanh qua mạng: Trường hợp nào không phải nộp thuế?
- ·Sôi động cuộc thi Flashmob quy mô toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·3 chiếc ô tô bán chạy nhất hút chục nghìn người mua tại VN: Tầm giá 400 triệu ‘vô địch’
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Liên kết vùng: Câu chuyện bó đũa trong phát triển bền vững du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
- ·‘Khó chồng khó’ về bảo đảm gỗ hợp pháp trong mua sắm công
- ·Bảng giá ô tô Nissan tháng 8/2019: Mua xe tặng quà tiền mặt vài chục triệu đồng
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Giá trị của mỗi căn biệt thự nghỉ dưỡng nằm ở sự độc nhất
- ·Kia Soluto 2019 sắp về Việt Nam giá từ 390 triệu được trang bị những gì?
- ·Hoàn tất việc nghiên cứu vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Cherry Mỹ rẻ bất ngờ, chỉ 249 nghìn đồng/kg tại Việt Nam: Tiết lộ lý do