【lịch thi đáu u23】Nông sản ế thừa: Những nỗi đau đằng sau sự lãng phí lớn!
Dưa hấu không tiêu thụ được đổ bỏ cho bò ăn. Ảnh: TL |
Không thể giúp nông dân bằng cách dùng thêm chục cân hành mỗi tháng!
Ở một nước lấy nông nghiệp làm đầu như Việt Nam ta,ôngsảnếthừaNhữngnỗiđauđằngsausựlãngphílớlịch thi đáu u23 mà nông dân trông vào cây, con nào cũng thấy thấp thỏm nỗi lo. Nào mía “đắng”, lúa rớt giá, hành tây, hành tím ế, dưa hấu đổ cho… bò ăn; su hào, bắp cải, cà chua bỏ ngoài ruộng cày nát ra làm phân, cá basa mất giá… Nước mắt của người nông dân đã thấm đẫm trong từng hạt lúa, củ khoai, nhưng những gì họ nhận lại chẳng đủ để có được một nụ cười thanh thản.
Gần đây, đã có nhiều nghĩa cử, những sự quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức nhằm tiêu thụ giúp sản phẩm cho người nông dân đỡ thiệt thòi, cũng như bớt đi những hao hụt, lãng phí của cải vật chất của xã hội. Chẳng hạn như việc có công ty đã đứng ra bao tiêu cà chua tại Đà Lạt, hoặc nhiều tổ chức đã kêu gọi mua dưa hấu cho bà con Quảng Nam, Quảng Ngãi, khi những sản phẩm này đang bí đầu ra.
Nhưng việc mua thêm vài quả dưa hấu, vài cân cà chua mỗi tuần không giải quyết được việc ứ trệ, mất giá của cả khối sản phẩm đang ế thừa kia. Thậm chí, người ta có thể tăng thêm dưa hấu trong khẩu phần ăn hàng ngày, còn việc sử dụng thêm vài cân hành tím, vài lạng hạt tiêu mỗi tuần hay thậm chí mỗi tháng, là điều không thể.
Hơn nữa, cả đợt kêu gọi, Hà Nội cũng chỉ tiêu thụ được hơn 1.000 tấn dưa hấu, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số khoảng 100.000 tấn dưa thu hoạch tại 4 tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên.
Kêu gọi tiêu thụ trong nước không được nhiều, xuất khẩu thì luôn thất thường, bị ép giá. Kết quả là lượng nông sản bị hỏng, bị hao hụt hoặc không bán được phải đổ bỏ chiếm tỷ lệ quá nhiều. Trước đây, trong thời bao cấp, chúng ta nghe chuyện ở nước này, nước khác có chuyện đổ bỏ thực phẩm vì không tiêu thụ hết thì lấy làm ngạc nhiên lắm, và thắc mắc tại sao họ không chia sẻ, cho nhau ăn bớt đi. Nhưng tới nay, nỗi đau đổ bỏ những sản vật mồ hôi nước mắt đã không còn là xa lạ, hiếm thấy ở một đất nước còn nghèo như Việt Nam.
Có phải thua thiệt chỉ là chuyện riêng của nhà nông?
Cần chú trọng quy hoạch và dự báo
“Ở các nước phát triển như Pháp, Nhật…, nhà nước đưa ra dự báo về nhu cầu thị trường, các hội sản xuất sẽ ngồi lại với nhau để tính toán mức cung nhằm có kế hoạch sản xuất đủ theo nhu cầu thị trường, nên không có tình trạng sản xuất dư thừa, mất giá. Việt Nam cũng có thể làm được nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đưa ra được dự báo chính xác và có định hướng hỗ trợ nông dân từ cây giống đến canh tác, bảo quản sau thu hoạch”.
GS-TS Võ Tòng Xuân
Nếu coi việc nhà nông khóc bên ruộng dưa, bên ao cá là chuyện riêng của nhà nông thì thật sai lầm. Kể cả việc kêu gọi “giải cứu” dưa hay hành tím, cũng không phải chỉ là “giúp” nhà nông. Đó chính là giúp cả nền kinh tế. Và câu chuyện thua thiệt của nhà nông là câu chuyện lãng phí lớn của nền kinh tế.
Nói đơn giản, nếu nhà nông tiêu thụ được hết sản phẩm của mình với giá có lãi, GDP cả nước chắc chắn sẽ khả quan hơn.
Có tiền, người nông dân sẽ đầu tư thêm vào nông nghiệp, cải thiện cuộc sống, cho con cái học cao hơn, tăng sức mua thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển... Nhiều hộ nông dân sẽ thoát nghèo, không cần trông vào sự trợ giúp của Chính phủ.
Nhìn vào con số hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước gần 100 nghìn tỷ đồng mỗi năm cho mục tiêu giảm nghèo, trong đó đối tượng người nghèo nằm ở địa bàn nông thôn là chủ yếu, chúng ta sẽ thấy, nếu như nhà nông thất bát thì những chương trình mục tiêu đầy tính nhân văn đó cũng khó đạt hiệu quả như ý.
Trong một bài báo đăng trên trang điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 17/3 năm nay nhân ngày Nước thế giới, đã đưa ra số liệu: Nông nghiệp là đối tượng sử dụng nước nhiều nhất chiếm tới 70%. Cụ thể, để sản xuất 1 kg gạo cần tiêu thụ 3500 lít nước; để sản xuất 1 kg thịt bò cần 15.000 lít nước.
Nước là nguồn tài nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt. Hiện nay chúng ta đang thực hiện miễn thủy lợi phí cho bà con làm nông nghiệp. Với nhiều héc ta canh tác rồi sản phẩm bị đổ bỏ, lãng phí về nguồn nước tưới không hề là chuyện nhỏ. Bên cạnh đó, để có sản phẩm được thu hoạch, công chăm sóc có thể chưa tính, nhưng còn giống, phân bón, thuốc trừ sâu… đổ vào ruộng, một năm hai ba vụ quay vòng, khiến cho đất cũng mỏi mệt, bạc màu; nợ nần thì chồng chất lên vai nhà nông...
Người nông dân thì chỉ biết sản xuất theo mùa vụ, họ ngóng trông các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế có giải pháp tính toán giúp họ, để những mùa vụ sau giảm bớt thiệt hại, rủi ro.../.
Lãng phí đang là vấn đề nhức nhối! Nhìn rộng ra, không chỉ trong khâu tiêu thụ mà cả trong các công đoạn sản xuất, lãng phí đang là vấn đề nhức nhối cần giải quyết để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt. Theo số liệu do các chuyên gia lúa gạo đưa ra, tổn thất sau thu hoạch lúa tính ở ĐBSCL hiện nay khoảng 13,7%, tính ra sản lượng trên 20 triệu tấn, hàng năm ĐBSCL mất khoảng 600 triệu USD. Thông tin tại hội nghị về phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đầu năm 2015 cho thấy, lượng phân bón thất thoát ra môi trường cả nước lên đến 5 triệu tấn/năm, gây lãng phí không dưới 40.000 tỷ đồng. |
Kim Thanh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Đề nghị nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng
- ·Quảng Bình tăng cường thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, công nghiệp
- ·TP.Thủ Dầu Một: Doanh nghiệp góp sức tăng trưởng xanh
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021
- ·Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021
- ·CEO Deloitte Việt Nam: M&A ngành ngân hàng sẽ sôi động trong năm 2021
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Jack Ma có thể thành người giàu 11 thế giới sau thương vụ IPO kỷ lục của Ant Group
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Các trường đại học phải công bố phương án tuyển sinh trước ngày 31/3
- ·Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
- ·Quyết liệt cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·11 cách tiêu tiền tiết kiệm của Warren Buffett
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại cảng Gemalink
- ·Bình Dương nỗ lực xây dựng những vùng quê đáng sống
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Quốc hội chuẩn bị kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo nhà nước