【thứ hạng của spartak moscow】Trên 1.300 tỷ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết
(CMO) Có 15 doanh nghiệp (DN) tham gia dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn tỉnh, với tổng giá trị hàng hoá hơn 1.300 tỷ đồng. Dự báo sức mua trong dịp Tết sắp đến không tăng so với Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh, vừa ký ban hành Kế hoạch bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Dự báo thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 giữ mức ổn định, giá cả không biến động nhiều so với ngày thường. Dự báo sức mua trong dịp Tết Nguyên đán tăng khoảng 5-10% so với ngày thường và không tăng so với Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Do các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất, nhiều lao động mất việc làm, thu nhập của người dân nhìn chung đều giảm, dự kiến sức mua trong các tháng cuối năm nay sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán.
Có 15 DN tham gia dự trữ hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn tỉnh, với tổng giá trị 1.300,75 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nông sản thực phẩm (bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản, trái cây, rau củ và hàng nông sản khác) khoảng 40,19 tỷ đồng; nhóm công nghệ thực phẩm (bao gồm: đường, bột ngọt, hạt nêm, muối ăn, dầu ăn, trà, mì gói các loại, bia chai, bia lon, nước ngọt, bánh, mứt, kẹo, thực phẩm đóng hộp, các mặt hàng công nghệ thực phẩm khác) khoảng 656,78 tỷ đồng; nhóm nhiên liệu (bao gồm: xăng, dầu các loại, gas) 494,7 tỷ đồng và nhóm kim khí điện máy là 109,08 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, tổng giá trị hàng hóa Siêu thị Co.opmart Cà Mau tham gia dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 là trên 15 tỷ đồng, bằng 45% so với năm trước. |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi đề nghị, các đơn vị, DN tham gia dự trữ hàng hóa phục vụ Tết cần có sự chuẩn bị sớm và chu đáo cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như củng cố, mở rộng thêm hệ thống phân phối với lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Hiện nay, diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh còn phức tạp, trong dịp Tết Nguyên đán 2022, hoạt động mua sắm hàng hoá tại các điểm kinh doanh sẽ thu hút đông người dân mua sắm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Vì vậy, bên cạnh đảm bảo nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết, cần chuẩn bị phương án đảm bảo hàng hóa sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn theo các cấp độ diễn biến của dịch.
Phó chủ tịch UBND tỉnh đồng thời yêu cầu các DN triển khai thực hiện tốt việc tăng cường các biện pháp khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, tìm kiếm nguồn hàng thay thế, cung cấp hàng hóa thiết yếu đảm bảo chất lượng, đầy đủ, kịp thời; không lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để tăng giá; thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch theo quy định; xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa phù hợp với tình hình diễn biến dịch Covid-19.
Các siêu thị, trung tâm thương mại, DN thương mại xây dựng và triển khai phương án dự trữ hàng hóa đảm bảo đủ nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán; phối hợp chặt chẽ với các DN sản xuất tăng cường tổ chức mạng lưới bán hàng tại các huyện, thành phố, góp phần bình ổn giá cả, thị trường, nhất là địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.
Các DN kinh doanh xăng dầu cần chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng trực thuộc, các đại lý, đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hàng trong dịp Tết Nguyên đán; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các đại lý trong hệ thống phân phối thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu. Các thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu cần có kế hoạch bố trí nhân viên bán hàng, đảm bảo các cửa hàng xăng dầu mở cửa phục vụ Nhân dân thường xuyên, liên tục; thông báo thời gian bán hàng trong dịp Tết Nguyên đán về Sở Công thương.
Các cấp, các ngành và địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ; phân công rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện công tác đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh./.
Phúc Duy
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·'Vỡ mộng’ khi mua xe ô tô chạy dịch vụ nếu bỏ qua những lưu ý đặc biệt này
- ·Nhập lậu lượng lớn đồ điện tử, bia LIQUAN sản xuất ngoài Việt Nam về bán kiếm lời
- ·Phát hiện 77 nhãn hiệu nước rửa tay chứa chất gây hại cho người tiêu dùng
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Người tiêu dùng cẩn trọng với quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glu Metaherb
- ·Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang quảng cáo lừa dối người tiêu dùng
- ·Ngăn chặn hành vi kinh doanh phụ tùng xe máy giả
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Nhà hàng Sao Biển bị phạt 160 triệu đồng sau vụ 99 khách ngộ độc
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Tạm giữ lượng lớn nguyên liệu, máy pha chế nước trái cây và trà sữa không có nhãn phụ
- ·Sản phẩm hữu cơ nở rộ trên thị trường, làm sao để chọn hàng 'chuẩn'?
- ·Nước tro làm bánh
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Những hóa chất cần tránh trong các sản phẩm chăm sóc bé
- ·Nhược điểm của XC40 2020, người dùng cần xét kỹ
- ·Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất laptop toàn cầu vào năm 2030
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Mỹ phẩm nhập lậu và những tác hại khó lường