【ket qua.nét】Ngoại giao kinh tế nâng tầm vị thế
NHỮNG MIỀN ĐẤT MỚI
Đã có sản phẩm than gáo dừa xuất khẩu vào thị trường Halal nên Công ty TNHH xuất nhập khẩu Cao Nguyên Bình Phước,ạigiaokinhtếnacircngtầmvịthếket qua.nét huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đánh giá cao tiềm năng và có kế hoạch mở rộng thị trường này. Bà Nguyễn Thị Cẩm Hằng, người sáng lập công ty cho biết: Trong năm qua, công ty đã có những bước đi đầy mạnh mẽ. Đó là tham dự và trưng bày sản phẩm, hàng hóa tại Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Saudi Arabia, dự lễ ký kết giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Riyadh (Saudi Arabia) và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bình Phước, từ đó có cơ hội kết nối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Riyadh và các đối tác quan trọng; tham dự tọa đàm trực tuyến “Quảng bá nông sản tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở châu Phi” do Bộ Ngoại giao tổ chức…
Ông Taher Altahri, đại diện Công ty thương mại tổng hợp UB, Tiểu Vương quốc Dubai (UAE) tìm hiểu thực tế quy trình sản xuất than gáo dừa tại Công tyTNHH xuất nhập khẩu Cao Nguyên - Ảnh: Viết Bằng
“Các hoạt động đó đã giúp tôi tìm hiểu thêm về những thông tin mang tính cập nhật về thị trường Halal toàn cầu; về quy trình để đạt được chứng nhận Halal ở mỗi quốc gia tại thị trường này và về văn hóa Islam cũng như tiềm năng, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp Halal trong thời gian tới” - bà Cẩm Hằng đánh giá.
Ngoại giao kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển của các quốc gia, địa phương. Nó không chỉ là cầu nối giao lưu hữu nghị giữa các dân tộc mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho kinh tế. Đối với địa phương, ngoại giao kinh tế là cầu nối để tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, mở rộng đầu tư, giao lưu hợp tác kinh tế vùng, lãnh thổ. Với tỉnh Bình Phước, ngoại giao kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản của tỉnh. Chuyên gia kinh tế NGUYỄN HOÀNG DŨNG |
Đối với tỉnh Bình Phước, thị trường Halal được ví như miền đất còn rất bí ẩn, chưa có nhiều sản phẩm “made in Binh Phuoc” xuất khẩu vào thị trường này. Ông Trần Quốc Duy, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bình Phước khẳng định, thị trường Halal với quy mô hơn 1,9 tỷ dân vẫn đang phát triển và có tiềm năng rất lớn với hàng hóa nông sản của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng, đặc biệt là hạt điều. Trong năm qua, trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tìm hiểu và xúc tiến thương mại (XTTM) với thị trường Halal toàn cầu, góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam.
NGOẠI GIAO KINH TẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
Ngoài thị trường Halal, năm 2023, hàng hóa Bình Phước cũng tăng cường sự hiện diện ở các thị trường truyền thống, tiếp tục quảng bá và định vị thương hiệu, để nông sản Bình Phước dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dân sở tại.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền trao giấy chứng nhận đầu tư cho chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Haohua (Việt Nam), với số vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD - Ảnh: Nhất Sơn
Đến nay, Bình Phước có hơn 1.000 DN xuất khẩu, với sản phẩm chính là điều, cao su, gỗ và nông sản, chiếm tỷ trọng 48% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hằng năm đạt hơn 4 tỷ USD. Năm 2023, tỉnh Bình Phước trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước và trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có tỷ trọng xuất siêu cao nhất.
Tìm đường để nông sản địa phương “xuất ngoại” không phải lúc nào cũng thuận lợi, nhất là khi các quốc gia nhập khẩu đưa ra những quy định ngày càng khắt khe với hàng hóa nhập khẩu.
Trong nhiều năm qua, ngoại giao kinh tế đã giúp Bình Phước luôn duy trì tăng trưởng và phát triển hầu hết chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Thông qua ngoại giao kinh tế đã mở ra cơ hội phát triển đối ngoại và hội nhập quốc tế của tỉnh ngày càng sâu rộng, hiệu quả, bền vững hơn. Bình Phước xác định ngoại giao kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt lớn với địa phương. Trích phát biểu của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh tại hội nghị ngoại giao lần thứ 32 diễn ra ở Hà Nội |
Theo ông Trần Quốc Duy, hoạt động XTTM không đơn thuần là bán hàng mà sẽ mang lại những giá trị cao hơn. Qua XTTM, chúng ta có thể kết nối để xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, tìm ra cơ hội liên kết, phối hợp với nhà đầu tư cho những dây chuyền sản xuất hoặc lĩnh vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tận dụng từng cơ hội XTTM để mang những ấn phẩm quảng bá về du lịch, xúc tiến đầu tư giới thiệu đến cộng đồng DN, doanh nhân trong và ngoài nước.
Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh Bình Phước trong năm 2023 đã thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc về số dự án và số vốn, với 48 dự án, vốn đăng ký 739,23 triệu USD, đạt 277% kế hoạch năm. Qua đó, đưa tỉnh Bình Phước đứng vị trí 13/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về thu hút vốn FDI trong năm 2023.
NIỀM TIN Ở TƯƠNG LAI
Năm 2023, công tác đối ngoại nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng là một trong những thành tựu nổi bật của tỉnh Bình Phước. Tỉnh đã tổ chức 3 đoàn công tác tham dự các hội nghị xúc tiến đầu tư ở nước ngoài; đón tiếp 48 đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh. Các hoạt động này một mặt quảng bá môi trường đầu tư, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là các mặt hàng nông sản tiêu biểu và mời gọi thu hút đầu tư, mặt khác, từng bước nâng cao vị thế, hình ảnh của tỉnh Bình Phước với bạn bè quốc tế.
Công nhân nhà máy Công ty TNHH Hayat Kimya trong giờ lao động sản xuất - Ảnh: Ngân Hà
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào tỉnh Bình Phước hiện nay, Công ty TNHH Hayat Kimya có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD là DN duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, sau chuyến tháp tùng cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn DN Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường cuối năm 2023, hợp tác kinh tế giữa nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ và tỉnh Bình Phước được kỳ vọng sẽ nâng lên tầm cao mới.
Cũng liên quan đến đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, tại tọa đàm “Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi” do Bộ Ngoại giao tổ chức đầu tháng 12-2023, tỉnh Bình Phước đã kiến nghị Bộ Ngoại giao, Vụ Trung Đông - châu Phi cùng các bộ, ngành liên quan và cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực này hỗ trợ tỉnh thúc đẩy hợp tác kinh tế với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông. Mục tiêu hướng đến xuất khẩu các loại nông sản tiêu biểu, thuần Halal, nhất là hạt điều, tiêu, gỗ và các sản phẩm từ gỗ; đồng thời thu hút nguồn vốn từ các tập đoàn, quỹ đầu tư vào các dự án phù hợp tại tỉnh Bình Phước.