【nhận định kyoto sanga】Việt Nam nằm trong số các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất thế giới
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất thế giới
(Dân trí) - Với gói cước dịch vụ internet trung bình chỉ 10,99 USD/tháng, Việt Nam là một trong những quốc gia có giá cước internet rẻ nhất châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
Truy cập internet đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trên toàn cầu, khi mạng internet đã được phủ sóng hầu như khắp mọi quốc gia. Tuy nhiên, mức giá cước của dịch vụ internet hiện rất khác nhau tại các quốc gia, điều này khiến nhiều người không có cơ hội tiếp cận và sử dụng mạng internet vì chi phí quá đắt đỏ.
Cable.co.uk - công ty chuyên tư vấn và so sánh các dịch vụ truyền hình cáp, internet và viễn thông có trụ sở tại thành phố Lichfield (Anh) - đã thực hiện một nghiên cứu và so sánh về mức giá cước sử dụng dịch vụ mạng Internet tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, để tìm ra quốc gia nào có giá cước mạng Internet đắt nhất và rẻ nhất thế giới.
Dữ liệu của Cable.co.uk được thu thập từ 3.703 nhà cung cấp dịch vụ mạng cố định tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mức giá cước internet trung bình tại các quốc gia đều được quy đổi từ đơn vị tiền tệ địa phương ra USD để tiện so sánh.
Theo kết quả nghiên cứu của mình, Cable.co.uk cho biết số tiền trung bình mà người dùng trên thế giới phải chi ra để sử dụng một tháng dịch vụ Internet là 57,07 USD. Trong đó, Sudan là quốc gia có giá cước Internet trung bình rẻ nhất thế giới, với chỉ 2,3 USD cho một tháng sử dụng Internet.
Cable.co.uk cho biết mặc dù cơ sở hạ tầng viễn thông của Sudan vẫn rất nghèo nàn, tuy nhiên, nhờ vào những cải thiện về dịch vụ cố định đã giúp người dân tại quốc gia này có thể sử dụng internet với mức giá phải chăng. Dù vậy, lượng người sử dụng internet tại Sudan vẫn đang rất khiêm tốn.
Xếp thứ 2 trong danh sách này là Kazakhstan, với mức giá cước internet trung bình 5,11 USD/tháng. Theo Cable.co.uk, lượng người dùng dịch vụ mạng internet cố định tại Kazakhstan ngày càng giảm, khi người dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng mạng internet di động băng thông rộng.
3 cái tên còn lại trong top 5 quốc gia có giá cước internet cố định rẻ nhất thế giới bao gồm Moldova (giá cước trung bình 7,03 USD/tháng), Belarus (7,34 USD/tháng) và Romania (7,57 USD).
Đáng chú ý, Việt Nam xếp thứ 4 tại khu vực châu Á, thứ 12 trên thế giới và số một tính riêng tại khu vực Đông Nam Á về giá cước internet rẻ nhất. Trung bình người dùng tại Việt Nam sẽ phải chi ra 10,99 USD (tương đương 260.000 đồng) cho một tháng sử dụng internet.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có mức giá cước biến động theo từng năm thấp nhất thế giới, khi mức giá cước trung bình trong năm 2023 chỉ tăng thêm khoảng 0,18 USD (tương đương 4.000 đồng) so với năm 2022.
Ở chiều hướng ngược lại, các quốc gia châu Phi với cơ sở hạ tầng viễn thông nghèo nàn, thiếu tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ và mức thu nhập bình quân thấp cũng khiến giá cước internet tại châu Phi cao nhất thế giới.
Theo nghiên cứu của Cable.co.uk thì có đến 3/5 quốc gia có giá cước internet trung bình cao nhất thế giới thuộc về khu vực châu Phi. Trong đó, người dùng tại Burundi sẽ phải tốn trung bình 383,79 USD/tháng để sử dụng mạng internet cố định.
Xếp thứ 2 về mức giá cước internet đắt đỏ là Suriname , với mức giá 264,44 USD cho một tháng sử dụng internet. Những cái tên còn lại trong top 5 quốc gia có giá cước internet trung bình đắt nhất thế giới còn có Zimbabwe (201,0 USD/tháng), Quần đảo Turks and Caicos (199 USD/tháng) và Cộng hòa Congo (193,46 USD/tháng).
Kết quả nghiên cứu của Cable.co.uk cũng cho thấy Sierra Leone là quốc gia có mức biến động giá cước internet lớn nhất thế giới, khi mức giá cước trung bình trong năm 2022 tại quốc gia này là 316,69 USD/tháng, nhưng sang năm 2023, mức giá trung bình đã giảm xuống còn 74,52 USD/tháng, giảm đến 242,17 USD/tháng.
Theo Cable.co.uk
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt
- ·Mỹ ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel
- ·Xu hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vẫn hiện hữu, song không còn là chủ đạo
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Áo cáo buộc một số nước EU bí mật ký hợp đồng mua vaccine COVID
- ·Mỹ tin tưởng đủ khả năng đối phó nguy cơ khủng bố tại Afghanistan
- ·Shanghai Composite chốt năm 2019 tăng 20%
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thêm đợt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản nữa
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Mỹ trông đợi vòng đàm phán tiếp theo về thỏa thuận hạt nhân Iran
- ·Mỹ: Khu vực Điện Capitol bị phong tỏa do sự cố an ninh
- ·Phát huy vai trò thanh niên, chung sức xây dựng thành phố phát triển
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Techcombank giới thiệu Apple Pay đến khách hàng
- ·Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu điện tử, linh kiện từ TP.HCM đạt gần 15 tỷ USD
- ·WB nêu 3 vấn đề cần giải quyết để mặt trời vẫn tiếp tục tỏa sáng ở Việt Nam
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Nền tảng bứt phá 2020