【tu le keo】Đáp ứng tiêu chuẩn sáng tạo thế giới tạo tiền đề xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam
Khi Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho sản xuất nội dung trẻ em,ĐápứngtiêuchuẩnsángtạothếgiớitạotiềnđềxâydựngtiêuchuẩnViệtu le keo việc chinh phục thành công người dùng Mỹ giúp mở rộng sang những thị trường khác dễ hơn.
Thành lập vào tháng 9/2014, cũng như các công ty khởi nghiệp khác, Sconnect cũng trải qua không ít khó khăn trong những năm đầu khởi nghiệp. Sau nhiều lần nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thị trường, đến năm 2018, những tập phim hoạt hình đầu tiên về chú sói nhỏ Wolfoo đã công chiếu và nhanh chóng chinh phục được các phụ huynh Mỹ.
Lựa chọn con đường đầy thách thức
Sau 6 năm, Wolfoo đã “đốn tim” hàng trăm triệu khán giả nhí toàn cầu và được coi là một hiện tượng của hoạt hình quốc tế. Tuy nhiên việc Wolfoo do Sconnect - một doanh nghiệp Việt Nam sản xuất lại là thông tin gây nhiều bất ngờ cho công chúng.
Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi bản gốc các tập phim Wolfoo sử dụng ngôn ngữ Anh. Và thế giới quan của câu chuyện và nhân vật được dựa trên bối cảnh của một gia đình trung lưu ở Mỹ, điều này khiến không ít người hiểu lầm Wolfoo là sản phẩm xuất xứ từ Mỹ.
Sau 10 năm phát triển, bên cạnh Wolfoo, Sconnect đã sáng tạo và sở hữu 18 bộ nhân vật hoạt hình nổi tiếng, bao gồm: Doodles; Fairy Tales; Max's Puppy Dog; Clay Mixer; Luka, Bearee, Trạng Quỳnh… Cũng tương tự như Wolfoo, các sản phẩm hoạt hình của Sconnect là những câu chuyện, bối cảnh, thế giới quan ở châu Mỹ và châu Âu, nhằm phục vụ cho khán giả tại các thị trường quốc tế.
Tháng 8/2023, Sconnect hợp tác cùng Alpha Animation Studio để ra mắt bộ phim Trạng Quỳnh thời Nhí Nhố được sản xuất bằng công nghệ 3D. Đây cũng là bộ phim lấy bối cảnh làng quê Việt Nam và nhân vật hài hước nổi tiếng trong dân gian với mục tiêu mang văn hóa Việt tới khán giả quốc tế.
Chia sẻ về lý do tại sao lựa chọn mục tiêu đầy thách thức ngay từ lúc khởi nghiệp, ông Tạ Mạnh Hoàng, Nhà sáng lập - Tổng giám đốc Sconnect cho biết:“Thời điểm mới gia nhập thị trường, chúng tôi đã nghiên cứu và thấy rằng ở Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho những nhà sản xuất nội dung cho trẻ em. Trong khi đó, ở Mỹ là nơi có lịch sử hoạt hình lâu đời, có những tiêu chuẩn khắt khe hàng đầu thế giới, nếu chúng tôi làm được những sản phẩm chinh phục thành công khán giả Mỹ thì khi mở rộng sang những thị trường khác cũng trở nên dễ dàng hơn”.
“Lựa chọn đôi khi quan trọng hơn nỗ lực”,vị thuyền trưởng hay chia sẻ với nhân sự của mình như vậy. Lựa chọn định hướng phát triển bền vững bằng những nội dung hoạt hình chất lượng cao, bằng những sản phẩm nội dung số tử tế, nội dung “sạch” đã giúp Sconnect tăng tốc phát triển từ một doanh nghiệp chỉ có 8 nhân sự ban đầu, tăng lên gần 1.000 nhân sự sau 10 năm.
Từ một studio nhỏ ở Hà Nội, tới nay Sconnect đã có trụ sở ở Hà Nội, TP.HCM và các nước Mỹ, Cộng hòa Séc, Anh và Hungary. Sconnect là một trong số ít doanh nghiệp sáng tạo ra sản phẩm hoạt hình “make in Vietnam” được đón nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia.
Khát vọng kiến tạo ngành công nghiệp hoạt hình
Hành trình 10 năm “mang chuông đi đánh xứ người” đã giúp Sconnect tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để chinh chiến ở thị trường quốc tế. Nhận thấy lĩnh vực hoạt hình còn rất nhiều dư địa để phát triển, đồng thời Sconnect cho rằng đã đến lúc cần thực hiện sứ mệnh kiến tạo để ngành hoạt hình nói riêng và ngành sáng tạo Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
Nói về tiềm năng của hoạt hình, ông Tạ Mạnh Hoàng nói: “Ở các nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc ngành hoạt hình được Chính phủ quan tâm và tạo chính sách thuận lợi để phát triển. Người Việt có rất nhiều tiềm năng tiến xa hơn trong lĩnh vực hoạt hình, nhưng hiện nay nguồn lực lại thiếu tập trung nên chưa tạo ra một “cú hích” trên thị trường quốc tế. Tôi rất tự hào với những thành tựu của Sconnect, tuy nhiên so với thị trường toàn cầu rộng lớn thì những thành quả của chúng tôi vẫn rất nhỏ bé”.
“Người Việt có câu “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.Do đó, để tạo ra bước đột phá thực sự, để Việt Nam có vị trí vững chắc trên bản đồ hoạt hình thế giới thì ngành hoạt hình Việt Nam cần có những chính sách cụ thể và định hướng rõ ràng thúc đẩy để phát triển thành ngành công nghiệp thực sự”, ông Tạ Mạnh Hoàng nhấn mạnh.
Từng bước hiện thực hóa khát vọng này, từ cuối năm 2022, Sconnect đã có những bước chuẩn bị cho việc đẩy mạnh hoạt động tại thị trường trong nước, tổ chức những buổi workshop để đào tạo, chia sẻ thế mạnh, kinh nghiệm trong sản xuất cho các doanh nghiệp đối tác. Đồng thời đầu tư sản xuất và phát hành bộ phim hoạt hình đậm đà bản sắc dân tộc đầu tiên.
Tháng 12/2022, Sconnect đã có sáng kiến và đề xuất Hội Truyền thông số Việt Nam thành lập Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA). DCCA đặt mục tiêu xây dựng cộng đồng trong lĩnh vực nội dung số, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
Gần hai năm hoạt động, DCCA đã tổ chức nhiều sự kiện để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất ra các sản phẩm nội dung có giá trị bền vững. Thảo luận để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình vận hành cho các doanh nghiệp sản xuất nội dung số.
Bên cạnh đó, để khuyến khích thúc đẩy ngành nội dung số sản xuất ra các sản phẩm có nội dung lành mạnh, DCCA đã đề xuất và được Hội Truyền thông số Việt Nam giao cho nhiệm vụ tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA - Vietnam Digital Content Creation Awards). Giải thưởng được tổ chức thường niên để tôn vinh, cổ vũ những tổ chức, cá nhân có những sản phẩm nội dung tốt, nội dung tích cực, đóng góp để phát triển kinh tế số của đất nước.
Giải thưởng Sáng tạo Nội dung số Việt Nam năm 2023 đã khởi đầu cho giải thưởng đầu tiên của Việt Nam tôn vinh những nhà sáng tạo nội dung số có những nội dung, hoạt động tích cực, đem lại nhiều giá trị xã hội
Sconnect cũng đầu tư phát triển Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế (Sconnect Academy of Media Art) để việc đào tạo nhân sự chất lượng cao cho ngành hoạt hình và thiết kế game.
Với kinh nghiệm phát hành nội dung trên thị trường quốc tế, Sconnect đã và đang hợp tác với những đối tác lớn tại nhiều nước để mở rộng hệ thống phân phối nội dung, hỗ trợ các nhà sáng tạo trong nước. Từ năm 2024, Sconnect mở rộng “ngân hàng” kịch bản hoạt hình để thu hút các tác phẩm chất lượng. Đồng thời thành lập Quỹ Đầu tư Phát triển hoạt hình để liên kết các cá nhân, tổ chức cùng đầu tư nguồn lực để sản xuất những bộ phim hoạt hình chất lượng cao, phát hành ở trong nước và quốc tế.
“Mỗi đơn vị hoạt hình có thế mạnh riêng, nếu hoạt động đơn lẻ thì rất khó thực hiện những dự án lớn. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các đơn vị có thể hợp lực, các dự án hợp tác sản xuất không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh tế cho các nhà đầu tư, mà còn hướng tới mục tiêu tạo ra những sản phẩm ‘bom tấn” cho hoạt hình Việt”,ông Tạ Mạnh Hoàng nói.
(责任编辑:La liga)
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·300 triệu cổ phiếu GEE chào sàn UPCoM
- ·Phối hợp kiểm tra chuyên ngành tại TP.Hồ Chí Minh bước đầu đạt kết quả tốt
- ·Tin bóng đá 9/3: MU mơ Bellingham, Liverpool ký Antonio Silva
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Báo chí giúp nhân dân có niềm tin vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- ·Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2022
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tương lai tăng điểm trong phiên đáo hạn
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Trái phiếu doanh nghiệp 2022: Có thể “chững” đầu năm, nhưng sẽ tiếp tục phát triển minh bạch hơn
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Không để tình trạng một doanh nghiệp bị nhiều đơn vị kiểm tra
- ·NTL bị phạt do công bố thông tin không đúng thời hạn
- ·Một trận mật tập hoàn hảo
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·David Beckham trổ tài nấu ăn khiến vợ phì cười
- ·Quốc hội yêu cầu Chính phủ nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh
- ·ACBS giới thiệu ứng dụng giao dịch trực tuyến mới ACBS Mobile Trade
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Trâu, bò nhập khẩu không còn ách tắc cục bộ tại cửa khẩu Cha Lo