【kết quả elche】Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Không cài số lùi
Theo kế hoạch, nhiều TĐ, TCT sẽ thực hiện cổ phần hóa trong năm nay như: TĐ Dệt may Việt Nam, TCT Mía đường I, TCT Mía đường II, TCT Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi, TCT Chăn nuôi Việt Nam…
Cổ phần hóa tốc độ rùa
Tính đến tháng 8-2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 17 đề án tái cơ cấu của các TĐ, TCT; các bộ quản lý ngành đã phê duyệt 31 đề án tái cơ cấu các TCT trực thuộc Bộ. Các Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của các TĐ và một số TCT lớn đang được tích cực hoàn thiện, dự kiến ban hành vào cuối năm 2013.
Về sắp xếp, đổi mới DNNN, tính đến tháng 8-2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 100/101 phương án sắp xếp, đổi mới DN của các bộ, ngành địa phương giai đoạn 2011-2015. Hiện các bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện các phương án đã được phê duyệt.
Cả nước sắp xếp được 25 DN, trong đó cổ phần hóa 18 DN, sáp nhập 4 DN, hợp nhất 2 DN, chuyển thành Công ty TNHH MTV 1 DN. Năm 2012 cả nước sắp xếp được 22 DN, trong đó cổ phần hóa được 13 DN, sáp nhập 5 DN, chuyển thành công ty TNHH MTV 3 DN, thành lập mới 1 DN. Tính cả năm 2012 và 5 tháng đầu năm 2013, số DN sắp xếp lại trên cả nước là 32 DN, trong đó cổ phần hóa được 20 DN. Con số 20 được cho là quá ít so với số lượng gấp gần 30 lần phải thực hiện cổ phần hóa đến năm 2015, đó là 573 DN.
Yếu tố thị trường đang là một trong những lực cản lớn của tiến trình cổ phần hóa. Cộng với tâm lý sợ quy trách nhiệm khi bán dưới giá thị trường tài sản của nhà nước khiến kéo lùi tốc độ cổ phần hóa. Trên thực tế, hiện ở nhiều bộ, ngành, địa phương, hay các TĐ, TCT vẫn chưa hoàn thành sắp xếp DN và tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM còn nhiều DN muốn thực hiện sắp xếp lại sau năm 2015.
Tuy nhiên, trái với tâm lý chờ đợi của các DN, Bộ Tài chính đã chủ động tháo gỡ khó khăn từ khâu chính sách nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa khi bắt tay vào sửa Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Việc sửa đổi Nghị định này có thể coi là một hướng mở quan trọng nhằm giải tỏa những bất cập lâu nay về xác định giá trị DN, đối chiếu công nợ...
Ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng Đổi mới sắp xếp và phát triển DN, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, những khó khăn trong quá trình thực hiện sẽ được các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ.
Sẽ có cơ chế cảnh báo sớm DN kém hiệu quả
Sốt ruột về tốc độ tái cơ cấu DNNN, tại kỳ họp đầu năm nay của Quốc hội, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ công bố kết quả tái cơ cấu các TĐ lớn, trong đó phân tích rõ nguyên nhân chậm triển khai, có vấn đề “lợi ích nhóm” hay không, đồng thời chỉ đạo triển khai quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Thông tin vui vì mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa thông qua Ðề án tái cơ cấu 6 DNNN hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Trong đó, UBND thành phố yêu cầu các DN cần rà soát lại mục tiêu tái cơ cấu, ngành nghề kinh doanh chính, chiến lược sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý các đơn vị trực thuộc và thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp.
Câu chuyện từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng khả quan. TĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu và dự kiến đến hết năm 2015, PVN sẽ rút hoàn toàn vốn khỏi Ocean Bank. Đến nay, TĐ này đã hoàn thành phê duyệt phương án tái cấu trúc giai đoạn 2013-2015 của các đơn vị đồng thời với việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch 5 năm của các đơn vị thành viên phù hợp với phương án tái cấu trúc tập đoàn đã được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu DNNN, cần nhanh chóng sửa đổi các quy định không còn phù hợp đang ảnh hưởng tới quá trình cổ phần hóa như xác định giá trị DN, chọn đối tác chiến lược, bán cổ phần ưu đãi cho người lao động… nhằm đẩy nhanh cổ phần hóa.
Đối với thoái vốn ngoài ngành, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, ông Trần Du Lịch cho rằng, cần chuyển giao theo sổ sách toàn bộ vốn đầu tư về cho các công ty đầu tư tài chính nhà nước (SCIC). Trên cơ sở đó, các công ty này sẽ xây dựng kế hoạch thoái vốn hoặc tiếp tục kinh doanh bằng một Đề án tổng thể trình Chính phủ phê duyệt và báo cáo Quốc hội. Nhấn mạnh thêm, ông Lịch cho rằng việc chuyển giao này không xóa bỏ trách nhiệm người quản lý đã đầu tư kém hiệu quả mà sẽ xem xét riêng.
Trong báo cáo mới đây của Chính phủ chuẩn bị trình QH, Chính phủ khẳng định vẫn tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu các TĐ, TCT theo đúng đề án đã phê duyệt, triển khai thực hiện thoái vốn để tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ chính được giao, đồng thời đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa DNNN các cấp. Bên cạnh đó, sẽ chú trọng đổi mới công tác quản trị DN, công tác quản lý của nhà nước và quản lý, kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với DN, đặc biệt là các TĐ, TCT lớn. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với DNNN để kịp thời thông tin cho Chính phủ về những DN có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
Minh Anh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·2 phóng viên bị đề nghị truy tố tội cưỡng đoạt tài sản
- ·Nổ cây xăng ở TP HCM
- ·World Cup 2014 bị đe dọa vì biểu tình tại Brazil
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Cập nhật tình hình biển Đông 30/5: Diễn biến khó hiểu
- ·Xe ôm chắn đường người lên xe buýt
- ·Tình hình biển Đông ngày 4/6: Hội Nga
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Đại dương sâu thẳm thách thức việc tìm kiếm MH370
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Khuyến khích tư nhân viết sách giáo khoa
- ·Tình hình biển Đông 21/6: Trung Quốc vẫn hung hăng
- ·Nhà khoa học giỏi không mắc bệnh ngôi sao
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·Tình hình Ukraine: Mỹ không viện trợ vũ khí cho Ukraine
- ·Thầy giáo làm...
- ·Bao giờ có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2014?
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Trao giải thưởng Tạ Quang Bửu cho 2 nhà khoa học xuất sắc