【hearts đấu với rangers】Cấy tảo lục, trả lại màu xanh cho Hồ Gươm
Việc thả, cấy các mẫu nước tập trung ở các khu vực quanh hồ như: Đường Đinh Tiên Hoàng; Lê Thái Tổ - Hàng Khay và khu vực trung tâm hồ.
Được biết, những mẫu nước này đã được Trung tâm thử nghiệm và môi trường nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội lấy từ ngày 18/11/2017 trước khi tiến hành cải tạo, nạo vét toàn bộ hồ. Từ đó đến nay, 22 can mẫu nước, mỗi can 100 lít đã được liên tục nuôi cấy bằng phương pháp sục khí 24/24h tại phòng thí nghiệm.
Cuối năm 2017, sau khi được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã tiến hành nạo vét tổng thể Hồ Gươm. Việc thi công được triển khai bằng cả cơ giới và thủ công. Với việc nạo vét quy mô lớn, khối lượng hàng nghìn mét khối bùn đất được lấy khỏi hồ đã khiến cho nước Hồ Gươm mất đi màu xanh vốn có. Tuy nhiên, sau khoảng 3 tháng hoàn thành nạo vét, thời điểm này nước của Hồ Gươm đã được cải thiện hơn, nhiều dấu hiệu cho thấy nước hồ đang dần xanh, trong trở lại.
Nhìn nhận về việc thả, cấy tảo lục xuống Hồ Gươm, một số nhà khoa học đánh giá, đây là việc làm tích cực giúp Hồ Gươm lấy lại được màu xanh đặc hữu vốn có. Tuy nhiên, trong khi tảo lục là loài tảo tạo nên màu xanh cho nước hồ và không ảnh hưởng đến hệ sinh thái, thủy sinh và môi trường hồ thì tảo lam là loài tảo độc, khi chết gây ô nhiễm và tạo mùi hôi.
Do đó, cần tiếp tục theo dõi và duy trì tảo lục phát triển, hạn chế tảo lam sinh trưởng sau cải tạo. Trước khi tiến hành cấy lại mẫu tảo, một tuần trước, các đơn vị, cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra tổng thể. Kết quả cụ thể sẽ được phân tích và công bố trong thời gian tới.
Theo báo cáo Đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái thủy vực Hồ Gươm của đơn vị chức năng, khảo sát tháng 6/2017 (thời điểm trước khi nạo vét) đã xác định được 59 loài vi tảo, không có loài vi tảo đặc hữu hay quý hiếm.
Kết quả đánh giá cũng cho thấy, đa dạng sinh học của hệ sinh thái Hồ Gươm thuộc loại nghèo, chất lượng môi trường hồ ô nhiễm. Hầu hết loài động vật đáy sống tập trung ở chân kè đền Ngọc Sơn. Các loài cá chủ yếu là cá nhỏ, cá cảnh được người dân thả phóng sinh, các loài cá nuôi nhập nội được thả bổ sung vào hồ ngày càng chiếm ưu thế.
Quá trình khảo sát, nhà chức trách không gặp những loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng (trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ IUCN).
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Chốt lịch tuyển Việt Nam đấu giao hữu Ấn Độ, Lebanon
- ·Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel 2
- ·MobiFone Esports Unitour gây sốt cộng đồng sinh viên TP.HCM
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Man Utd thắng trận đậm nhất dưới thời HLV Erik ten Hag
- ·Nhận định Atalanta đấu Arsenal: Thử thách khó chờ 'Pháo thủ'
- ·Tân binh tỏa sáng, Hoàng Anh Gia Lai thắng tưng bừng ngày ra quân
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Trực tiếp bóng đá Crystal Palace 0
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Mbappe ghi bàn 4 trận liên tiếp, Real Madrid thắng lớn
- ·Bóng đá Indonesia lại có bạo loạn: Khán giả tràn vào sân đuổi đánh nhân viên
- ·Nhận định Thể Công Viettel đấu Hà Nội: Derby khó lường
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nay 18/9: Man City đấu Inter Milan
- ·'Cô gái vàng' Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục quốc gia cự ly 42km
- ·Lịch thi đấu đội tuyển U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Trực tiếp bóng đá HAGL 2