【lịch thi đâu ngoại hạng】VBS 2020: Chạm vào điểm nghẽn để mở cơ hội
VBS 2020 thu hút sự tham gia của khoảng 1.500 đại biểu,ạmvàođiểmnghẽnđểmởcơhộlịch thi đâu ngoại hạng ở cả kênh trực tiếp và online |
Cơ hội mang tên Việt Nam
Ông Chad Ovel, Tổng giám đốc Mekong Capital, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại TP.HCM và Đà Nẵng là người đặt lại câu hỏi Tại sao chọn Việt Nam để đầu tư– Why Việt Nam khi đăng đàn tại VBS 2020.
Nhưng chính ông cũng là người trả lời khi ở vị trí diễn giả của phiên “Việt Nam: Cơ hội và tiềm năng trong bối cảnh đại diện toàn cầu”.
“Chúng tôi có hơn 2.000 thành viên, tất cả đều quan tâm tới Việt Nam. Từ góc độ thực tiễn, câu hỏi tôi đặt ra đều được họ trả lời một cách thuyết phục. Tôi đặc biệt thích từ bền vững khi nói về kinh tếViệt Nam cả chặng đường hơn 30 năm qua”, ông Chad Ovel nói với hơn 1.500 đại biểu dự VBS, cả trực tiếp và qua kênh online.
Lý do thuyết phục các nhà đầu tư đến Việt Nam, theo ông Chad Ovel, là sự ổn định của kinh tế vĩ mô, khả năng tiên liệu được của hệ thống pháp luật và sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.
“Năm 2014, tầng lớp trung lưu của Việt Nam mới khoảng 13% dân số, năm 2020 ước tính là 33%. Đây là một động cơ mang tính kinh tế quan trọng mà Mekong Capital và các thành viên của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam quan tâm đến Việt Nam. Cùng với đó là sự chuyển dịch nhanh chóng về chất lượng lao động. Tôi đã nói với các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội, tại sao không chọn Việt Nam bởi các lý do trên”, ông Chad Ovel nhấn mạnh.
Trước khi ông Chad Ovel đưa ra những lý lẽ để thuyết phục các nhà đầu tư chọn Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã dành nhiều tâm huyết để chia sẻ những kỳ vọng vào làn sóng đầu tư nước ngoài mới đang tới Việt Nam, sau những động thái chính sách tích cực từ phía Chính phủ Việt Nam.
“Làn sóng mà tôi nói đến đã bắt đầu tư những năm trước, sau đợt khủng hoảng tài chínhtoàn cầu cách đây khoảng 10 năm, khi Việt Nam có những ưu thế nhất định và chính sách phù hợp trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất định. Tôi cũng không thích dùng từ chuyển dịch dòng vốn, dù nhu cầu đa đạng hóa địa điểm đầu tư theo hướng Trung Quốc +1, Thái Lan +1 đã diễn ra vài năm trước, vì bản thân Trung Quốc vẫn là thị trường hấp dẫn... Nhưng Covid-19 đang khiến quá trình đa dạng hóa dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài diễn ra mạnh mẽ hơn, Việt Nam phải sẵn sàng để đón dòng vốn này”, ông Hoàng phân tích.
Sự sẵn sàng của Chính phủ Việt Nam bắt đầu từ mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệptrong các vấn đề đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp phụ trợ...
“Môi trường kinh doanh tiếp tục được đơn giản hóa, minh bạch hóa. Luật Đầu tư 2020, có hiệu lực vào tháng 1/2020 có nhiều thay đổi theo hướng này. Đặc biệt, cơ chế ưu đãi để lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp với nền kinh tế lần đầu tiên được đưa ra....”, ông Hoàng cho biết thêm và tin rằng, Việt Nam đang là địa điểm đầu tư cạnh tranh so với Ấn Độ, Indonesia – những nơi mà các dòng vốn chuyển dịch đang tính tới.
Hiểu thách thức để nắm cơ hội
Câu bình luận cuối cùng mà ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, điều phối phiên đầu tiên của VBS 2020 đưa ra có lẽ là cách mở màn tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đên hai lĩnh vực logistics và nông nghiệp, 2 ngành hàng cụ thể được chọn để bàn tới tại VBS 2020.
“Lâu nay, khi xúc tiến đầu tư, chúng ta hay nói về cơ hội. Nhưng hiểu được thách thức, khó khăn để tìm cách giải quyết mới thực sự là cách tận dụng cơ hội tốt nhất. Sẵn sàng nói đến thách thức để cùng thảo luận là cách để cả Chính phủ và cộng đồng kinh doanh vượt qua thách thức, nắm được cơ hội trong các dự báo”, ông Cung nói.
Đây cũng là lý do mà VBS năm nay chọn chủ đề “Việt Nam số hóa: Chủ động thích ứng để phát triển bền vững”, với hai lĩnh vực được luận chuyên sâu là logistics và nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI trong bài dẫn đề một mặt nhắc đến đợt sóng thứ ba trong cắt giảm giấy phép con, điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành tiếp tục là dấu ấn tích cực của nhiệm kỳ Chính phủ hiện tại, nhưng mặt khác cũng phải nhắc tới điểm nghẽn mang tên logisctics trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Mặc dù được xác định là chìa khóa để Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng chi phí logistic ở Việt Nam đang ở mức cao nhất ở khu vực và thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàngThế giới, (WB), chi phí này đang chiếm 20% GDP. Theo tính toán của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), con số này là khoảng 16%. Dù với tỷ lệ nào, thì so với mức 8,5% của Singapore, 15% của Thái Lan, 13% của Malaysia và Philipines 13%...
“Việt Nam cần khắc phục điểm nghẽn này, tạo ra bước đột phá trong phát triển logistic. Có những cơ hội trong phát triển lĩnh vực này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa”, ông Lộc gửi khuyến nghị chính sách. Ông Lộc cũng cho rằng, thuận lợi trong dịch vụ logistic sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
Thậm chí, trong nông nghiệp, Covid 19 đang đẩy chi phí logistics chiếm tới 45% giá trị hàng hóa... đang khiến các nhà đầu tư lo ngại. Mặc dù năm nay cũng nhờ... Covid-19, lần đầu tiên thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam không phải là Trung Quốc.
"Kể cả khi khủng hoảng đang khiến nông nghiệp có cơ hội hơn, vì trong bối cảnh này, mọi người đều nghĩ đến lương thực, thực phẩm, nhưng về lâu dài, chỉ lợi dụng thị trường không phải là cách để phát triển nông nghiệp bền vững. Chúng ta muốn bán hàng thì phải hiểu và chơi luật chơi của họ, chấp nhận các yêu cầu của khách hàng, hiểu rõ thách thức về công nghệ cao, về biến đổi khí hậu...", ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chia sẻ quan điểm.
Ở góc độ người kinh doanh, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình cho rằng, cách duy nhất để giữ khách hàng, giữ được sản lượng cung cấp là sản xuất bài bản, có chiến lược kết nối doanh nghiệp - nông dân...
"Doanh nghiệp có công nghệ, có thị trường. Bà con nông dân có đất, có nhân lực", ông Huy chia sẻ kinh nghiệm khi một vài nhà đầu tư hỏi cách giải bài toán về đất đai trong đầu tư vào nông nghiệp.
VBS là sáng kiến của Việt Nam trong năm APEC 2017. Với khẩu hiệu xuyên suốt “Viet Nam, We mean Bussiness” – “Việt Nam: Đối tác kinh doanh tin cậy”, hội nghị luôn là sự kiện được cộng đồng các nhà đầu tư mong đợi nhất trong năm.
Để đưa đất nước vươn lên phát triển bao trùm và bền vững, thực hiện khát vọng phồn vinh và hạnh phúc, Chính phủ Việt Nam cam kết nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ doanh nghiệp và người dân; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; kiên quyết tháo gỡ những điểm nghẽn; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thành công tại thị trường trong nước và cả quốc tế”.
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chào mừng VBS 2020
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Tập đoàn đóng tàu quốc phòng Australia bị tin tặc tấn công
- ·Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn bênh vực Thái tử Saudi Arabia
- ·Argentina cấm các máy bay Boeing 737 MAX hoạt động trong không phận
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Chính phủ Yemen và lực lượng Houthi đàm phán ngừng bắn
- ·Ủy ban Bầu cử Thái Lan đưa ra nguyên nhân kiểm phiếu chậm
- ·Mỹ phát hiện bản ghi chép liên quan đến vụ xả súng ở New Zealand
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Cử tri Cuba thông qua Hiến pháp mới với tỷ lệ ủng hộ hơn 73%
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Nigeria: Đi kiếm củi, hàng chục người bị Boko Haram bắt cóc
- ·Chile: Động đất mạnh 6,8 độ rung chuyển thành phố cảng Coquimbo
- ·Venezuela công bố kết quả điều tra vụ tấn công mới nhằm vào lưới điện
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Nga quan ngại Mỹ tăng cường vai trò vũ khí hạt nhân trong quân sự
- ·Pháp nhấn mạnh nguyên tắc cân bằng trong hợp tác EU
- ·Mỹ có thể lùi thời hạn "đình chiến thương mại" với Trung Quốc
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·[Infographics] Dân số thế giới hiện nay là khoảng 7,7 tỷ người
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình kè chống sạt lở ven sông
- Khảo sát: Gần 70% người dân thế giới ủng hộ năng lượng mặt trời
- 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,3 tỉ USD
- Thử sức với chuối sáp nghệ
- 5 lợi thế cạnh tranh của mạng wifi của VNPT
- Công ty Điện lực Long An triển khai công tác sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả
- Đề xuất hỗ trợ lãi suất 3% cho công nghiệp hỗ trợ
- EVN đưa vào vận hành 54 công trình, nâng cao chất lượng cung ứng điện
- Công bố thêm 22 sản phẩm đạt tiêu chuẩn chuẩn cấp quốc gia OCOP 5 sao
- Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Long An mặt bằng đã sẵn sàng