【đá banh hôm qua】TP. Hồ Chí Minh: Công bố chương trình chuyển đổi số và nền tảng dữ liệu
Sáng ngày 22/7,ồChíMinhCôngbốchươngtrìnhchuyểnđổisốvànềntảngdữliệđá banh hôm qua UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị công bố Chương trình chuyển đổi số và hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố.
Tại hội nghị, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, chương trình chuyển đổi số nhằm định hướng và đề ra các giải pháp để chủ động tối ưu hoá các lợi ích từ chuyển đổi số trong mối tương quan với Đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh và kiến trúc chính quyền điện tử thành phố; đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình chuyển đổi số gây nên, nhất là phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Về nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (HCM LGSP), thành phố đã triển khai nhằm kết nối các cơ sở dữ liệu hiện có và kết nối với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Nền tảng sẽ kết nối, chia sẻ dữ liệu giúp tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp (DN) dựa trên nền tảng dữ liệu, thông tin tin cậy được chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
Sự chia sẻ dữ liệu cũng giảm nguy cơ đầu tư trùng lắp vì xác định rõ được các thành phần, hệ thống thông tin trong chính quyền điện tử và trách nhiệm, lộ trình triển khai của các cơ quan.
“Có thể thấy HCM LGSP là nền tảng quan trọng trong việc hình thành Kho dữ liệu dùng chung của TP. Hồ Chí Minh. Nền tảng HCM LGSP đảm nhiệm vai trò chính trong việc cung cấp các thông tin kết nối đến các phần mềm tại đơn vị, tích hợp và khai thác dữ liệu từ Kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Từ đó, các đơn vị có thể xây dựng chính sách và triển khai ứng dung công nghệ thông tin (CNTT) hiệu quả nhờ có được một cái nhìn tổng thể và mạch lạc về việc ứng dụng công nghệ trong các cơ quan nhà nước” – ông Dương Anh Đức nói.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức trình bày nội dung liên quan đến các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn. Ảnh ĐD |
Về Chương trình chuyển đổi số, ông Dương Anh Đức cho biết, chương trình được xây dựng dựa trên Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và kiến trúc chính quyền điện tử thành phố.
Chương trình có 6 mục tiêu cơ bản đến năm 2025 gồm: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 50% trở lên, với tối thiểu 90% người dân và DN hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; thông tin của người dân, DN được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố; kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; tỷ lệ người dân và DN có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%; hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
Còn đến năm 2030 là 4 mục tiêu gồm: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; kinh tế số chiếm 40% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 9%; tỷ lệ người dân và DN có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%.
Ông Dương Anh Đức cũng nêu 4 nhiệm vụ và giải pháp chung để triển khai Chương trình chuyển đổi số sao cho đạt hiệu quả cao nhất, 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp xây dựng chính quyền số, 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế số; đồng thời khẳng định sẽ chuyển đổi số 10 ngành nghề, lĩnh vực của TP. Hồ Chí Minh gồm y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, lĩnh vực môi trường, năng lượng, đào tạo nhân lực.
“Đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các DN số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số. Đó là mục tiêu cơ bản để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên địa bàn. Việc triển khai phải sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nên rất cần được sự hỗ trợ từ các ban, ngành, từ hoạt động tư vấn, đồng thuận, chia sẻ của DN…” – ông Dương Anh Đức nói./.
Đỗ Doãn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
- ·Đầu tư điện hạt nhân tại Việt Nam: Sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất
- ·Khánh Hòa đề xuất có thêm sân bay quốc tế Vân Phong
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Giá vàng nhẫn vượt 88 triệu đồng/lượng, ngày thứ ba liên tiếp lập kỷ lục
- ·Giá vàng hôm nay 22/10: Bất chấp đồng USD mạnh lên, vàng vẫn ở ngưỡng cao
- ·Đề xuất cho Vietcombank tăng vốn điều lệ lên hơn 83.000 tỷ đồng
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Đấu giá đất Hà Đông cao nhất 262 triệu đồng/m2: Giá thị trường thế nào?
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Đăng kiểm viên vẫn có dấu hiệu xin tiền 'bôi trơn', Cục Đăng kiểm chỉ đạo nóng
- ·Những nội dung phải có trên sổ tiết kiệm
- ·Top những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Sài Gòn
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Đầu tư điện hạt nhân tại Việt Nam: Sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất
- ·Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Tiếp tục đi xuống
- ·Thi công thần tốc, nhiều hạng mục Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vượt tiến độ
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Cửa hàng phát số, người dân xếp hàng chờ mua vàng