【giao hữu các câu lạc bộ hôm nay】Cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
BP - “Ngay sau hội nghị,ấpbaacutechphogravengchốngdịchtảlợgiao hữu các câu lạc bộ hôm nay các huyện, thị xã, thành phố cần thành lập các ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch chủ động phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Khi xảy ra dịch, thống nhất mức hỗ trợ là 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5-1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy. Các sở, ngành, địa phương phải trên tinh thần chủ động, tăng cường phòng chống bệnh DTLCP nhưng cũng không chủ quan, lơ là với các dịch bệnh khác” - đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh tại hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh DTLCP diễn ra sáng 12-3.
Cấp bách tăng cường các biện pháp phòng ngừa
Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 3-3-2019, hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh DTLCP. Tại Việt Nam, theo thông tin của Cục Thú y, tính đến ngày 11-3-2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 136 xã, 20 huyện, 13 tỉnh, thành phố với tổng 14.368 con. Cục Thú y đã giải trình tự gien của vi rút DTLCP gây bệnh trên lợn tại Việt Nam giống 100% chủng virút DTLCP gây bệnh trên lợn ở Trung Quốc.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh chủ trì hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
Tại hội nghị, ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện bệnh DTLCP. Toàn tỉnh hiện có 251 trang trại chăn nuôi lợn, trong đó 126 trang trại chăn nuôi gia công, 98 trang trại cho các công ty chăn nuôi thuê, 27 trang trại chủ đầu tư tự nuôi. Về chuồng trại có 98 trang trại chăn nuôi theo mô hình chuồng kín và 153 trang trại chăn nuôi chuồng hở. Toàn tỉnh hiện có 739.043 con lợn.
Mặc dù chưa phát hiện bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh, người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo: Nguy cơ bệnh DTLCP từ nước ngoài, các tỉnh đang có dịch xâm nhiễm vào Bình Phước thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các huyện biên giới giáp Vương quốc Campuchia và tại các huyện, thị xã, thành phố nuôi lợn số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, vùng đã và đang có dịch bệnh là rất cao. Bên cạnh đó, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều, quy mô 130.530 con. Đa số chăn nuôi đan xen trong các khu dân cư, không thường xuyên vệ sinh phòng bệnh, sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh. Ngoài ra, các hoạt động buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn bệnh từ các nơi đang có dịch đến làm tăng nguy cơ xâm nhập, lây lan bệnh. Thời tiết, khí hậu biến đổi bất lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan; trong khi hiện nay chưa có vắc-xin và thuốc điều trị bệnh DTLCP.
Để ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp Bình Phước đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng ngừa. Trong đó, tập trung ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào tỉnh tại khu vực biên giới giáp Campuchia, từ các tỉnh, thành đang có dịch bệnh vào địa bàn tỉnh. Khẩn trương triển khai thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 1/2019. Thực hiện phun khử trùng tại cơ sở chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ động vật và sản phẩm động vật... Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã tổ chức 6 lớp tập huấn phòng, chống bệnh DTLCP tại các huyện có số lượng trang trại chăn nuôi lớn.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh DTLCP, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh và sự chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; đồng thời chỉ đạo UBND cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp ứng phó, ngăn chặn bệnh DTLCP trên địa bàn quản lý, chuẩn bị các phương án khống chế khi dịch bệnh xảy ra.
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp
UBND tỉnh đã dự thảo kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với DTLCP trên địa bàn tỉnh nhằm giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm bệnh DTLCP; đưa ra các giải pháp phòng ngừa khi bệnh DTLCP chưa xâm nhiễm và xử lý dịch bệnh khi phát hiện tại tỉnh. Theo kế hoạch, khi phát hiện dịch, ban chỉ đạo các cấp phải giao ban hằng tuần, tháng, đột xuất hoặc trực tuyến để cập nhật diễn biến dịch bệnh. Khi phát hiện lợn bị bệnh DTLCP buộc phải tiêu hủy cả đàn trong vòng 24 giờ. Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề với đàn nhiễm dịch.
Để chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, gia đình anh Đỗ Văn Thương ở ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương (Bình Long) thường xuyên rải vôi, tiêu độc khử trùng tại trang trại
Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ phải tiêu hủy đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng với DTLCP mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng. Đối với trang trại chăn nuôi số lượng lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lợn trong chuồng, dãy chuồng có lợn bệnh; các dãy chuồng còn lại áp dụng biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ. Nếu phát hiện dương tính thì tiêu hủy toàn trại.
Tại các vùng dịch thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút DTLCP. Thời điểm tái đàn sau dịch là 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Khó khăn hiện nay là ngành nông nghiệp một số huyện đang xây dựng đề án sắp xếp, tinh giản biên chế theo Đề án 999 của Tỉnh ủy nên lực lượng cán bộ thú y ở các xã rất “mỏng”. Do vậy, tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh chỉ đạo tùy vào tình hình thực tế của địa phương, đề nghị UBND các huyện thống kê lại xã nào thiếu nhân viên thú y thì tạm thời ký hợp đồng thời vụ để tập trung trong đợt phòng dịch này.
Tập trung tại các địa bàn trọng điểm
Bình Phước có đường biên giới với Vương quốc Campuchia dài 260,433km, có nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở và các hoạt động của cư dân biên giới, chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, phương tiện qua lại. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ, có 2 tuyến quốc lộ 13 và 14 là các tuyến vận chuyển hàng hóa quan trọng từ miền Bắc, từ biên giới qua địa bàn tỉnh nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, truyền lây là rất cao.
Lộc Ninh là huyện biên giới có nhiều lối mở, cửa khẩu nên việc kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh phải được tăng cường cấp bách. Ông Nguyễn Gia Hòa, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Trên địa bàn huyện có nhiều trang trại chăn nuôi với trên 256 ngàn con lợn. Các phương tiện vận chuyển thức ăn gia súc, mua bán lợn thường xuyên ra vào nên nguy cơ lây nhiễm rất cao. Cùng với lực lượng chức năng tại các cửa khẩu, huyện yêu cầu lập thêm chốt kiểm soát phương tiện ra vào tại các đường mòn, lối mở; phun chất khử trùng ngay từ vòng ngoài để hạn chế tối đa nguy cơ mang mầm bệnh từ nơi khác đến.
Huyện Chơn Thành có 2 tuyến quốc lộ đi qua, đây là nút giao thông quan trọng, mặc dù huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhưng không đủ thẩm quyền chặn xe vận chuyển lợn trên các tuyến quốc lộ mà chỉ kiểm tra tại một số điểm ra vào các xã nên cũng đang gặp khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Công Thương cho rằng: Các cấp, ngành, địa phương cần triển khai đồng loạt các giải pháp, trang bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và người đứng ra chủ trì công tác phòng, chống dịch. Cần thành lập ngay các ban chỉ đạo, tổ phản ứng nhanh, lưu động để xử lý kịp thời tình huống. Một trong những khó khăn trong công tác tiêu hủy lợn là giá hỗ trợ hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định thấp hơn so với giá thị trường thì người chăn nuôi sẽ không khai báo mà tự xử lý hoặc tự bán ra ngoài.
Chỉ đạo hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh cho biết: Tỉnh sẽ thành lập 3 trạm liên ngành bổ sung lực lượng gồm thú y, công an, quản lý thị trường tại các huyện Bù Đăng, Đồng Phú và Chơn Thành. Các huyện tùy theo tình hình thực tế, đặc biệt các huyện giáp tuyến biên giới chủ động thành lập các chốt kiểm soát đầu vào, đầu ra và phải thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ. Ngành nông nghiệp tỉnh phải thực hiện sớm việc tiêu độc, khử trùng, ngoài kiểm soát chăn nuôi phải tăng cường kiểm tra các lò giết mổ để xử lý ngay khi có phát sinh dịch. Giao Sở Tài chính phối hợp các địa phương hướng dẫn sử dụng kinh phí dự phòng của các huyện để thực hiện trước, sau đó tham mưu UBND tỉnh bố trí sau.
Ngân Hà
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Công an điều tra Phó Chánh văn phòng tỉnh ủy bị đánh ghen
- ·Nhà mạng lộ thông tin riêng tư
- ·Các tỷ phú lớn của Trung Quốc đang muốn thoát khỏi đất nước
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Nội tình cuộc đánh ghen kinh hoàng
- ·Sơn Paris: Con có hẹn với mẹ ngày 20/10
- ·Giá vàng ngày 7
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Xét trao Giải vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 27 doanh nghiệp
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Báo Anh khen ngợi vẻ đẹp Tây Hồ của Việt Nam
- ·Những biện pháp hỗ trợ tiểu thương của Thương xá Tax
- ·Siêu thị đồng loạt đứt hàng sữa
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·kinh doanh gì
- ·3 Giám đốc đi...cướp tài sản
- ·Thời trang nam thu đông 2014
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Lương sếp bự ngân hàng khủng như thế nào?