会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh cúp c1 châu á】“Có đi, có lại” khi tham gia chuỗi giá trị trong thị trường CPTPP!

【bxh cúp c1 châu á】“Có đi, có lại” khi tham gia chuỗi giá trị trong thị trường CPTPP

时间:2025-01-12 08:48:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:637次
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP Bước tiến mở rộng thành viên mới của CPTPP
Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.	 Ảnh: T.Bình

Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ảnh: T.Bình

Xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc

Sau 5 năm thực thi, Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với mức độ cam kết mở cửa thị trường rất lớn đã mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đối tác CPTPP cũng khởi sắc rõ nét.

Với việc thực thi CPTPP, các doanh nghiệp có thêm kênh ưu đãi, lợi thế để khai thác, nhất là trong bối cảnh một số nước thành viên CPTPP vốn là nguồn cung truyền thống cho đầu vào của nhiều ngành sản xuất tại Việt Nam và nắm giữ những chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu như: Nhật Bản, Singapore, Australia… Từ đó doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy gia tăng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên khác mà chúng ta chưa có FTA trước CPTPP hay sang những thị trường đang có mong muốn trở thành thành viên của CPTPP tương lai.

Tại tọa đàm “Gia nhập chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI - Tăng hiệu quả tận dụng CPTPP”, ngày 2/12, bà Nguyễn Thị Lan Phương, Phó Trưởng phòng WTO và FTA - Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định CPTPP mang lại những lợi ích rất tích cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam.

Đặc biệt, có sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là những thị trường chưa từng có FTA trước đó. Chẳng hạn như với Canada, Mexico và Peru đã có sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt bậc. Năm 2023 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước chưa có FTA này khoảng 12 tỷ USD và gấp hai lần so với năm 2019 khi chưa có CPTPP; thặng dư thương mại cũng tăng trưởng rất lớn, từ 5 tỷ USD lên 9 tỷ USD năm 2023.

Trong 9 tháng đầu năm 2024 cũng ghi nhận những kết quả tăng trưởng tích cực về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước CPTPP, đạt hơn 76 tỷ USD và tăng trưởng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài là các thành viên CPTPP như Singapore, Nhật Bản đã tiếp cận thị trường Việt Nam rất tích cực để tận dụng cơ hội, lợi thế từ hiệp định này.

Là một trong những doanh nghiệp có những hoạt động trong việc kết nối, liên kết với các doanh nghiệp của Nhật Bản nói riêng cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc CNCTech Thăng Long, Tập đoàn CNCTech cho biết, tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp nước ngoài; nâng cao về chất lượng sản phẩm. Đồng thời phát triển được nguồn nhân lực, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, có thể cạnh tranh được một cách sòng phẳng với các công ty nước ngoài.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Kế hoạch kinh doanh-Công ty ô tô Toyota Việt Nam cho biết, công ty đã có những hoạt động hợp tác rất chặt chẽ với các doanh nghiệp cung ứng Việt Nam trong những năm qua. Đối với Toyota, việc gia tăng nhà cung cấp nội địa vào chuỗi cung ứng của Toyota sẽ tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, tìm kiếm nhà cung ứng trong nước. Nhờ đó, giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài, nhà sản xuất có sự chủ động hơn rất nhiều với nguồn cung trong nước.

Mặt khác, khi áp dụng Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp có thêm một lựa chọn, thêm cơ hội để cân nhắc những nguồn linh kiện từ Nhật Bản hoặc từ các thành viên khác trong hiệp định. Hơn nữa, khi lộ trình áp dụng của Hiệp định CPTPP đối với ngành ô tô về 0% vào khoảng năm 2030 – 2031 sẽ giúp doanh nghiệp có sự cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Việt Nam.

Đáng chú ý, “sự kết hợp hoàn hảo giữa linh kiện đầu vào cho chế biến, chế tạo tại Việt Nam và xuất đi một thị trường trong CPTPP, giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới cũng như tăng thêm được doanh số”- ông Nguyễn Trung Hiếu nói.

Nâng nội lực để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Dù vậy, theo bà Nguyễn Thị Lan Phương, quá trình thực thi CPTPP cũng cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tận dụng được các FTA này là các doanh nghiệp FDI. Điển hình là những doanh nghiệp trong những lĩnh vực linh kiện điện tử, giày dép, dệt may, máy tính… còn những doanh nghiệp liên quan đến nông, thủy sản là những doanh nghiệp thế mạnh của Việt Nam thì mức độ tận dụng còn tương đối hạn chế.

Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam tại các thị trường CPTPP còn hạn chế, không chỉ CPTPP mà những FTA thế hệ mới khác như EVFTA hay UKVFTA cũng chỉ dưới 10%. Với những thị trường CPTPP như Mexico và Canada, tỷ lệ đó dưới 2% và tỷ lệ tận dụng ưu đãi với CPTPP năm 2022 chỉ khoảng gần 5%.

Đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên cho rằng, có nhiều giải pháp khác nhau để các doanh nghiệp có thể tận dụng được CPTPP hay các FTA nói chung. Một trong số đó là kết hợp với các doanh nghiệp FDI để hình thành nên một chuỗi cung ứng. Bởi các doanh nghiệp FDI là những tập đoàn đa quốc gia, có năng lực về vốn, kinh nghiệm quản trị toàn cầu và có những công nghệ tiên tiến hàng đầu. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam vào được chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI thì có thể học hỏi từ “người khổng lồ” để lớn mạnh nhanh hơn và hội nhập quốc tế được tốt hơn.

Do đó, để có thể gia nhập vào chuỗi FDI hay sẵn sàng trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài thì bản thân doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực thay đổi để hấp thụ được những cơ hội trong các FTA.

Ngược lại, không phải chỉ doanh nghiệp Việt Nam thay đổi mà cần sự chung tay “có đi, có lại” của cả các doanh nghiệp FDI. Bởi, khi các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam cũng được hưởng lợi trên giá trị mảnh đất của Việt Nam, hưởng lợi từ các hiệp định như CPTPP. Vì vậy, các doanh nghiệp FDI cũng cần nỗ lực đồng hành cùng với các doanh nghiệp Việt Nam đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao năng lực quản trị để có thể trưởng thành và đáp ứng được tiêu chuẩn trở thành nhà cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp FDI.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
  • Tiếp tục biên soạn hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngành xây dựng theo định hướng mới
  • Áp dụng hệ thống quản lý tích hợp: Loại bỏ lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Quy chuẩn thức ăn cho gà yêu cầu gì?
  • Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
  • TP.HCM công bố các tiêu chí cho tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
  • Nhật Bản lên kế hoạch áp tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với xe tự lái
  • ISO 23767
推荐内容
  • Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
  • Audi sẽ ngừng sản xuất ô tô chạy nhiên liệu hóa thạch đến năm 2033
  • Hacker ngày càng tinh vi và che đậy dấu vết trong việc đánh cắp thông tin qua máy tính
  • Áp dụng ISO 22000:2018 – hạn chế rủi ro an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023 
  • Chuyển đổi số: Xu hướng tất yếu giúp nâng cao năng suất lao động