会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá u17 hôm nay】"Hiến kế" xây dựng, triển khai thực hiện chính sách tài khóa!

【kết quả bóng đá u17 hôm nay】"Hiến kế" xây dựng, triển khai thực hiện chính sách tài khóa

时间:2025-01-26 06:13:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:889次

quothien kequot xay dung trien khai thuc hien chinh sach tai khoa

Quang cảnh Hội thảo(Ảnh: T.TH)

Công cụ mạnh và hiệu quả

Có ý kiến cho rằng, để ổn định kinh tế vĩ mô, cần hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin, quy định ra quyết định chính sách giữa các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước…; đồng thời cần thành lập một cơ quan điều phối chính sách kinh tế vĩ mô trực thuộc Chính phủ. Mô hình mang tính tập trung hóa này cho phép các quyết định chính sách được đưa ra nhanh chóng, đảm bảo sự nhất quán giữa các mục tiêu và công cụ chính sách.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách tài khóa và tiền tệ là những công cụ rất mạnh và hiệu quả trong thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô, vì mỗi thay đổi của các chính sách đều có tác động ảnh hưởng lớn tới thực trạng phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính), thực tế không có những chính sách vạn năng, không có những chính sách chỉ mang lại lợi ích, mà bên cạnh việc tạo ra tác động tích cực thì các chính sách khi ban hành và thực thi bao giờ cũng có những tác động tiêu cực, tác động không mong muốn.

Do vậy, những tác động tích cực với phạm vi lớn sẽ là ưu tiên được lựa chọn. Tác động của chính sách tài khóa khi ban hành là đồng thời tới toàn bộ nền kinh tế cũng như các đơn vị kinh tế, DN… Ví dụ, những chính sách tài khóa ban hành với mục tiêu khuyến khích và thúc đẩy phát triển kinh tế cũng là những chính sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Tuy nhiên, giữa cái chung (toàn bộ nền kinh tế) và cái riêng (một DN cụ thể) đôi khi không hoàn toàn thống nhất về lợi ích. Trong trường hợp này, ưu tiên lựa chọn chính sách sẽ là lợi ích cho số đông hơn là cho một phạm vi hẹp.

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Học viện Ngân hàng lại nhìn chính sách trên cơ sở tổng thể những tháng đầu năm 2011. Theo TS. Thanh, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã bước đầu đạt được mục tiêu giảm tổng cầu xã hội, tổng lượng tiền trong nền kinh tế giảm đáng kể so với đầu năm và so với cùng kỳ năm trước.

Xét về độ trễ thì khả năng lạm phát phi lương thực thực phẩm sẽ giảm dần vào những tháng cuối năm. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định của lạm phát thì chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cần tiếp tục được điều hành thận trọng, đồng bộ với những liều lượng hợp lý.

Phải chữa trị được “căn bệnh” lạm phát

Một trong những vấn đề được các chuyên gia kinh tế quan tâm bàn thảo đó là xử lý mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và lạm phát trong mối tương quan với chính sách tiền tệ.

Theo TS. Phan Thanh Hà, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số đầu tiên thường được sử dụng để đánh giá ổn định vĩ mô là lạm phát, cùng với tỷ giá và các chỉ tiêu khác. Nguyên nhân của lạm phát cũng hết sức đa dạng, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát cầu kéo, lạm phát kỳ vọng, các nguyên nhân từ yếu kém nội tại của nền kinh tế, từ NK lạm phát, từ yếu tố tiền tệ và cả phi tiền tệ…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo, lạm phát 2011 của Việt Nam có dấu hiệu của “lạm phát ỳ”, có nghĩa các biện pháp làm giảm tổng cầu đã không có tác dụng giảm nhanh được lạm phát và đã giảm tổng cung dẫn đến đẩy lạm phát lên cao. Điều đó cho thấy, kiểm soát lạm phát là hết sức khó khăn.

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh cho rằng, mỗi nguyên nhân của lạm phát cần có giải pháp khắc phục riêng, cho nên cần tổng hòa các biện pháp phối hợp chính sách cũng như nghệ thuật điều hành cả về liều lượng, thời gian và thời điểm của chính sách.

Tìm câu trả lời cho nguyên nhân của lạm phát, theo TS. Phan Thanh Hà, thực tế của Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy chính sách tiền tệ theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước là đã chặt chẽ, đã hết dư địa, nhưng lạm phát vẫn tăng cao và dường như chính sách tiền tệ thắt chặt không giải quyết được yêu cầu kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, nguyên nhân chi phí đẩy- do giá quốc tế tăng cao cũng không giải thích được tình trạng lạm phát của Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần phải thắt chặt chính sách tài khóa, nâng cao hiệu quả đầu tư công và tài chính công để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Kiểm soát chặt chi thường xuyên, chi đầu tư công

Đề cập đến chính sách tài khóa 2012, theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, sẽ thực hiện theo xu hướng thắt chặt và tập trung cho thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt chi cho đầu tư công sẽ tiếp tục được cắt giảm mạnh và có chọn lọc.

Chi thường xuyên cũng sẽ tiết kiệm hơn và được kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn. Chính sách thuế cần thiết nên nới lỏng, mở rộng các quy định về miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế, giảm nhẹ nghĩa vụ thuế cho các đối tượng… để tạo thuận lợi cho các DN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Có ý kiến cho rằng, để ổn định kinh tế vĩ mô, cần hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin, quy định ra quyết định chính sách giữa các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước…; đồng thời cần thành lập một cơ quan điều phối chính sách kinh tế vĩ mô trực thuộc Chính phủ. Mô hình mang tính tập trung hóa này cho phép các quyết định chính sách được đưa ra nhanh chóng, đảm bảo sự nhất quán giữa các mục tiêu và công cụ chính sách.

Cụ thể hơn, các chuyên gia kinh tế đưa ra một số nhóm các giải pháp mang tính định hướng cho chính sách tài khóa 2012, gồm: Tiếp tục rà soát và hoàn thiện các chính sách thuế nói riêng và chính sách thu NSNN nói chung theo hướng giảm thuế suất và mở rộng đối tượng chịu thuế, tăng thuế XK đối với các sản phẩm từ tài nguyên, tăng thuế NK đối với các mặt hàng không khuyến khích sử dụng…;

Tiếp tục hoàn thiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế đối với các tổ chức, cá nhân, DN vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động; Tăng cường quản lý các khoản chi NSNN, nhất là chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý chặt chi thường xuyên; Thực hiện đưa vào cân đối thu ngân sách, chi ngân sách các khoản thu, chi phù hợp với thông lệ quốc tế để tăng cường tính minh bạch, chính xác trong bức tranh tài khóa; đồng thời đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công gắn với đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công...

Trần Thắng

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
  • Phản ứng của quốc tế sau khi Syria "thất thủ"
  • Mark Zuckerberg bán cổ phiếu Meta khi giá tăng 172%
  • Phiến quân tấn công mạnh, quân đội Syria rút khỏi thành phố chiến lược Hama
  • Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
  • Vụ Công ty GFDI: Con giới thiệu mẹ làm khách; đóng tiền không có chứng từ
  • Lệnh cấm dùng robot đặt lệnh tác động gì đến các công ty chứng khoán?
  • Đại gia Bình Dương Becamex IDC muốn huy động ít nhất 15.000 tỷ đồng
推荐内容
  • Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
  • Doanh nghiệp tuần qua: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm điều chưa từng có
  • Temu đại náo nhưng tài sản ông chủ liên tục "bốc hơi"
  • Pháp cảnh báo Iran có thể sắp sở hữu bom hạt nhân
  • Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
  • Bảo hiểm VietinBank góp phần thắp sáng ước mơ tri thức của trẻ em Việt Nam