【những trận banh tối nay】Cần xem lại thủ tục giao đất cho ông Phạm Văn Rồi
(CMO) Bà Trần Thị Đính, sinh năm 1947, ngụ ấp Đồng Tâm A, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, rất bức xúc trước việc công chức địa chính xã Tân Duyệt hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận) của ông Phạm Văn Rồi, 37 tuổi (con trai út của bà).
Sự việc được bà Trần Thị Đính phát hiện vào đầu năm 2017, khi xảy ra tranh chấp mua bán đất giữa gia đình bà với bà Nguyễn Thị Hồng và Lê Văn Tình, ngụ cùng ấp.
Theo trình bày của bà Đính và bà Phạm Hồng Giang (con gái thứ ba của bà Đính), khoảng năm 2015, ông Phạm Văn Rồi sang bán phần đất của gia đình với diện tích 9 công tầm lớn (tương đương 11.664 m2) cho bà Nguyễn Thị Hồng và ông Lê Văn Tình, ngụ cùng ấp với mức giá thương lượng 10,8 lượng vàng 24K.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Hồng sau khi mua đất từ ông Rồi.. |
Sau khi nhận tiền đặt cọc, ông Rồi liên hệ với công chức địa chính xã Tân Duyệt lập hồ sơ và làm lại giấy chứng nhận cho bà Hồng và phần còn lại mang tên Phạm Văn Rồi. (Khi đó, giấy chứng nhận còn mang tên Phạm Văn Kiệm, là cha ruột của Rồi, ông đã mất vào năm 2009 và không để lại di chúc, với tổng diện tích sử dụng 22.060 m2).
Trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau, ông Phạm Văn Rồi thừa nhận: việc làm các thủ tục, hồ sơ để chuyển tên trên giấy chứng nhận vào năm 2015 từ cha ông là Phạm Văn Kiệm thành tên ông để vay tiền tại Ngân hàng Agribank huyện Đầm Dơi và sang bán một phần diện tích, là tự ông đến UBND xã Tân Duyệt để khai báo. Còn mẹ ông và các anh chị em trong gia đình không ai hay.
Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc mua phần đất 9 công tầm lớn với giá 10,8 lượng vàng 24K từ ông Phạm Văn Rồi vào năm 2015 là có thật. Bà Hồng còn khoe sổ đỏ được UBND huyện Đầm Dơi ký cấp mang ký hiệu BX 819653 vào ngày 21/7/2015, số GCN CH00644 mang tên Nguyễn Thị Hồng và Lê Văn Tình. Và bà Hồng khẳng định: “Tôi đã mua phần đất này trực tiếp từ phía ông Phạm Văn Rồi. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất theo thoả thuận do phía ông Rồi thực hiện”.
Ông Rồi cũng đã thừa nhận việc này là có. “Sau khi sang bán cho bà Hồng, tôi nhờ công chức địa chính xã Tân Duyệt lập thủ tục mua bán và sang tên. Chi phí làm thủ tục là 13,5 triệu đồng”.
Biết được chuyện mua bán, gia đình bà Trần Thị Đính không đồng ý, nên không giao đất cho bà Hồng. Hai bên xảy ra tranh chấp. Đầu năm 2017, Bà Hồng khởi kiện đến Toà án Nhân dân huyện Đầm Dơi. Toà án thụ lý và tuyên xử bằng Bản án số 08/2017-DS-ST ngày 23/2/2017. Tại bản án này, toà tuyên xử giao đất cho ông Lê Văn Tình và bà Nguyễn Thị Hồng.
Không đồng ý với kết luận của toà cũng như các chứng cứ, gia đình bà Đính tiếp tục kháng án đến Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau.
Khi được hỏi việc các tờ khai: văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, văn bản phân chia tài sản thừa kế (các thủ tục lưu trong hồ sơ địa chính, trong quá trình xác minh phóng viên Báo Cà Mau có được) của các cá nhân là bà Trần Thị Đính và 6 anh chị em khác của ông Phạm Văn Rồi được lập vào ngày 26/5/2015, ông Rồi cho biết: “Tôi đến UBND xã Tân Duyệt, liên hệ với ông Lâm Hoài Trinh, công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường thì được hướng dẫn lập các thủ tục trên để đủ cơ sở thừa kế phần diện tích đất như Nhà nước đã cấp cho cha tôi. Nhưng vì phía anh chị em phần có người không đồng ý, phần đi làm ăn xa nên không liên hệ tự nguyện ký. Để có thủ tục, một mình tôi tự ghi vào, tự ký và trình công chức địa chính xã phê duyệt”.
Việc này, khi làm việc với phóng viên Báo Cà Mau, ông Lâm Hoài Trinh cho hay: “Vì tin tưởng nên chấp nhận việc ông Rồi tự khai, trình thủ tục chuyển tên và sang bán. Việc các cá nhân trong gia đình không đến UBND xã để ký vào các biên bản phân chia tài sản thừa kế và từ chối nhận tài sản thừa kế là có thật”.
Trong khi đó, bản án của Toà án Nhân dân huyện Đầm Dơi đã căn cứ vào các chứng cứ thể hiện sự minh bạch, có cả các thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế của bà Đính và các con. Việc xem xét này là hợp tình, hợp lý, hợp pháp nếu quá trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý hồ sơ địa chính của ông Phạm Văn Rồi là đúng với quy định của Luật Đất đai 2013 và quy định về thừa kế tài sản.
Như vậy, việc ông Rồi tự ý kê khai lập thủ tục chuyển tên giấy chứng nhận của cha ông, việc ông Lâm Hoài Trinh, công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường xã Tân Duyệt thông qua hồ sơ của ông Rồi để đăng ký quyền sử dụng đất và cả các biên bản là lời chứng của Chủ tịch UBND xã Tân Duyệt ngày 26/5/2015 cần phải xem xét lại tính pháp lý./.
Phong Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Phát hiện dấu hiệu vi phạm chuỗi kinh doanh xe điện của Công ty Hamachi
- ·Vĩnh Phúc xử phạt hành chính 1.165 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- ·Tòa nhà hội sở Techcombank tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: Đẳng cấp mới về nơi làm việc tốt nhất
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Cảnh báo: Sử dụng bia rượu có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh và sa sút trí nhớ
- ·Hà Giang: Cửa hàng điện thoại HHT Mobile kinh doanh nhiều phụ kiện điện thoại giả mạo
- ·Trà bồ công anh người Việt hay dùng có chất chống di căn ung thư
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Liên tiếp phát hiện thực phẩm bẩn buôn bán, vận chuyển ở nhiều địa phương
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Lạm dụng viên uống trắng da siêu tốc tác hại khó lường cho làn da và sức khỏe
- ·Đình chỉ hoạt động Phòng khám da liễu ASEAN vì để kĩ thuật viên khám chữa bệnh
- ·Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng cao, động lực và kỳ vọng trong năm 2023
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Cẩn trọng với bánh kẹo, đồ chơi không rõ nguồn gốc dịp Trung thu
- ·Lào Cai thu giữ trên 66.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em và xúc xích không rõ xuất xứ
- ·Cà Mau: Thu hồi giấy chứng nhận 9 sản phẩm OCOP
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Nghiên cứu mới cảnh báo dây đeo đồng hồ thông minh chứa đầy vi khuẩn có hại