【u21 hà lan】Thắng lợi vụ tôm càng xanh toàn đực
(CMO) Bằng nguồn vốn đầu tư sản xuất cho xã nông thôn mới, mô hình nuôi thí điểm tôm càng xanh toàn đực ở xã Khánh Bình đã bước vào mùa thu hoạch. Nông dân rất phấn khởi vì vụ đầu tiên trúng mùa, giá cả ổn định.
Mô hình được triển khai thực hiện vào tháng 9/2016, ở 15 hộ dân 2 ấp Chống Mỹ và Kinh Hội, UBND xã hỗ trợ 100% con giống (khoảng 120.000 con), 30% thuốc hoá học và thức ăn trong quá trình nuôi tôm. Theo đó, mỗi hộ được nhận 10.000 con giống/ha.
Ông Nguyễn Văn Tám phấn khởi vì mô hình nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả. |
Là 1 trong 15 hộ thực hiện nuôi thí điểm, ông Nguyễn Văn Tám (ngụ ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình) phấn khởi: “Hiện nhà tôi đang thu hoạch tôm được hơn 100 kg, đạt trọng lượng 15-16 con/kg, với giá bán 120.000 đồng/kg. Được xã hỗ trợ bước đầu tiên nuôi thí điểm như vậy là mừng lắm. Mô hình này đạt kết quả khả quan, dù năm sau không được hỗ trợ nữa, tôi vẫn tiếp tục mua con giống về thả nuôi”.
Tương tự vậy, ông Dư Văn Út, hàng xóm ông Tám, vui mừng nói: “Tôi thu hoạch tôm càng trước Tết Nguyên đán. Chỉ mới nuôi hơn 3 tháng mà tôm đạt trọng lượng 24-25 con/kg, bán với giá 85.000 đồng/kg, tôm lớn nhanh, đạt đầu con, gần 100% là tôm càng đực. Tôi bán sớm là do phải đưa nước mặn vào ruộng chuẩn bị cho vụ nuôi tôm sú tiếp theo. Năm sau, tôi sẽ tiếp tục nuôi với số lượng nhiều hơn và thả nuôi sớm hơn để thu hoạch đúng kích cỡ, bán sẽ có giá cao hơn”.
Trong quá trình đầu tư cho bà con nuôi tôm, UBND xã Khánh Bình không chỉ cung ứng con giống, thức ăn mà còn cử cán bộ khuyến nông thường xuyên xuống địa bàn để hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi.
Ông Vưu Thanh Sơn, cán bộ khuyến nông xã Khánh Bình, thông tin: “Nếu như nuôi đủ 6 tháng, tôm càng xanh sẽ đạt trọng lượng khoảng 9-10 con/kg. Tuy nhiên, do thời điểm bà con thả giống hơi trễ nên tôm chưa đạt trọng lượng như mong muốn. Nhìn chung vụ tôm càng xanh này đạt hiệu quả cao”.
Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Dương Minh Sang cho biết: “Để người dân trong xã tiếp cận mô hình sản xuất hiệu quả, những giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm tăng thu nhập trên cùng diện tích, chúng tôi thường xuyên tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm các mô hình sản xuất đạt hiệu quả ở nhiều nơi về áp dụng cho xã mình. Nuôi tôm càng xanh toàn đực này là chúng tôi làm theo huyện Thới Bình, vì nhận thấy vùng đất ở đây cũng tương tự, phù hợp với con tôm càng xanh. Điều đáng mừng là vụ tôm đầu tiên đạt kết quả rất cao, làm tiền đề để bà con nuôi các vụ tiếp theo”./.
Kiều Oanh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Thu mỗi học sinh 20 nghìn/tháng tiền nước uống, trường thừa gần 200 triệu
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dành giật' hay 'giành giật'?
- ·Nước lũ lên cao, Thừa Thiên
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Tên của nhà bác học nào được đặt tên cho 8 trường chuyên ở Việt Nam?
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dành giật' hay 'giành giật'?
- ·Nam sinh gây sốt mạng nhờ nhan sắc đỉnh cao tựa sao Hàn
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Trường đại học đầu tiên của Việt Nam do ai làm hiệu trưởng?
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Hàng nghìn cơ hội việc làm cho sinh viên HUBT
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của hơn 60 trường đại học
- ·Trường Đại học Trà Vinh khai giảng năm học 2024
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Thạc sĩ, tiến sĩ vẫn thất nghiệp, nhiều người không còn mặn mà thi cao học
- ·Dự kiến siết quy định thi ngoại ngữ 6 bậc, ngăn gian lận thi thay, thi hộ
- ·Ai là người ăn trộm chiếc đồng hồ của thuyền trưởng?
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Ai là người ăn trộm chiếc đồng hồ của thuyền trưởng?