会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so laliga】Còn nhiều ý kiến khác nhau về tăng tuổi nghỉ hưu!

【ti so laliga】Còn nhiều ý kiến khác nhau về tăng tuổi nghỉ hưu

时间:2025-01-26 02:47:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:413次

Tăng tuổi nghỉ hưu đã “chín muồi”?ònnhiềuýkiếnkhácnhauvềtăngtuổinghỉhưti so laliga

Tại phiên thảo luận, tăng tuổi nghỉ hưu là một trong những nhóm vấn đề được các ĐB quan tâm nhiều nhất.

ĐB Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) cho biết, tại Điều 170 của dự thảo luật, cả hai phương án nêu ra đều quy định mốc tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam đủ tuổi lao động từ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Theo ĐB Mẫn, mức quy định như vậy là phù hợp với khả năng lao động, quá trình già hóa dân số, hội nhập quốc tế và thể chế hóa tinh thần của Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Phát biểu về tuổi nghỉ hưu, ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Bắc Giang) cũng cho rằng, các căn cứ phương án Chính phủ đưa ra vừa bảo đảm quyền, đồng thời thể hiện trách nhiệm của người lao động có tính đến các điều kiện, tính chất lao động và rất nhiều yếu tố khác. Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không phải là một vấn đề mới và đã được bàn thảo rất nhiều. Qua nắm bắt dư luận xã hội, còn có nhiều người chưa thực sự đồng tình với việc tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, ĐB Thu Hà cho rằng, việc điều chỉnh này là cần thiết.

“Tuổi nghỉ hưu hiện tại đã được quy định cách đây gần 60 năm, đến nay tất cả các điều kiện về kinh tế - xã hội, điều kiện lao động, sức khỏe, tuổi thọ bình quân, về yêu cầu phát triển đất nước đã thay đổi nhiều nên tăng tuổi nghỉ hưu đã chín muồi” - ĐB Hà lý giải.

Cũng theo ĐB Thu Hà, cách đây 15 năm lực lượng lao động tăng 1,2 triệu người/năm, đến nay chỉ còn 400.000 người/năm, dự báo 15 năm tới Việt Nam chỉ tăng 200.000 lao động/1 năm. Như vậy, trong tương lại Việt Nam rất thiếu lao động. Cùng với đó, đối với nữ việc tăng tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với việc tăng số năm đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, chắc chắn lương hưu lao động nữ sẽ cải thiện tốt hơn. Thực tế hiện nay theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, lương hưu trung bình của phụ nữ chỉ chiếm khoảng 84% so với lao động nam.

“Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tác động tích cực đến việc phát triển sự nghiệp và sự tiến bộ của phụ nữ do có thêm cơ hội trong đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, bồi dưỡng cũng như nhiều quy trình về công tác cán bộ khác” - ĐB Hà nói.

Đề nghị phân loại đối tượng tăng tuổi nghỉ hưu

Bên cạnh luồng ý kiến bày tỏ sự đồng tình, nhiều ĐB cho thấy rõ sự băn khoăn và đề nghị cần khảo sát kỹ và phân loại đối tượng lao động tăng tuổi nghỉ hưu.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, ông đã trực tiếp đến nhiều địa phương, lắng nghe ý kiến người lao động, thì hầu hết không đồng tình các phương án trong dự thảo. ĐB Hiểu đề nghị không quy định chung việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cho mọi đối tượng, mà phải có danh mục ngành nghề tăng/giảm tuổi hưu ban hành kèm theo luật.

ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng cho ý kiến, việc tăng tuổi nghỉ hưu phải tính toán, cân nhắc thật kỹ lưỡng, tính đến nhu cầu việc làm cho giới trẻ và một bộ phận không nhỏ lao động lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc khi đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nhất là lao động phổ thông, cán bộ, công chức, viên chức bình thường. Tuổi thọ trung bình của nước ta hơn 76 tuổi, nhưng tuổi khỏe thì rất thấp, mắc nhiều bệnh,...

ĐB Hòa cũng đề nghị, việc tăng tuổi hưu như tờ trình cần cân nhắc để không đánh mất cơ hội cho tuổi trẻ. Nên chăng, tuổi nữ tăng đến 58, nam là 62 là đủ và đây cũng là nguyện vọng không nhỏ của cán bộ công chức, viên chức và người lao động bình thường.

Cho rằng, điều 170 về tuổi nghỉ hưu là “điểm nóng”, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cũng cho rằng, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề hết sức nhạy cảm, tất cả các nước trên thế giới khi tăng tuổi nghỉ hưu đều có sự phản ứng của người lao động. Thực tế người lao động Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, tính đến nhu cầu lao động trẻ trong lúc đất nước đang tinh giản biên chế, nên Quốc hội hết sức quan tâm giải pháp hợp lý, tăng tuổi nhưng không gây sự phản ứng, mất đồng thuận với người lao động. Điều quan trọng nhất trong tăng tuổi nghỉ hưu là tạo cơ sở, niềm tin, sự chia sẻ và ủng hộ của người lao động khi luật ban hành.

Giải trình thêm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng chung của thị trường lao động và cũng là nhu cầu thực tế của Việt Nam hiện nay. “Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chưa bao giờ là dễ dàng cả, các nước khi thực hiện đều vấp phải sự không đồng tình, nhưng vì lợi ích chung, vì sự phát triển bền vững của quốc gia thì rút cuộc họ đều quyết định theo hướng đó” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Người đứng đầu ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cũng nêu rõ, vấn đề này được thực hiện có lộ trình và có sự khác biệt giữa các nhóm đặc thù. Trường hợp đặc biệt kéo dài tuổi nghỉ hưu thêm so với mặt bằng chung dự kiến sẽ chỉ áp dụng cho 17 thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, nữ thứ trưởng và các nhà khoa học quản lý…/.

D.T

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
  • Lập biên bản 1 trường hợp đi lối tắt tìm cách né chốt kiểm dịch Covid
  • Tên trộm có hàng chục chiếc sim điện thoại
  • Cấp phát hơn 500 tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông
  • Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
  • Điểm sáng trong bảo vệ an ninh Tổ quốc
  • Vững vàng tuyến đầu chống dịch
  • Khi kẻ trộm là người thân
推荐内容
  • Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
  • “Lưới trời lồng lộng...”
  • Dùng súng tự chế vào rừng bắt 7 cá thể cheo, 2 cá thể cầy hương
  • Người lao động nhận tiền từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
  • Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
  • Khởi tố, bắt tạm giam 3 đối tượng đánh bạc