【trận granada】Quyền của “thượng đế” vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng
Hàng tiêu dùng bị khiếu nại nhiều nhất
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết,ềncủathượngđếvẫnbịxâmphạmnghiêmtrọtrận granada trong năm 2017 đã tiếp nhận và xử lý trên 1.400 khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng liên quan đến nhiều hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực của đời sống - xã hội.
Trong đó, riêng tổng đài tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng với số điện thoại miễn phí toàn quốc 1800.6838 đã ghi nhận có 5.990 cuộc gọi đến (các tổng đài viên đã trả lời 3.245 cuộc gọi, chiếm 54,17%).
Theo thống kê, trong số 3.245 cuộc gọi có nhân viên trả lời, có 999 cuộc gọi liên quan đến yêu cầu hỗ trợ giải quyết khiếu nại hoặc phản ánh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Trong số cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ giải quyết khiếu nại hoặc phản ánh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, có 23,69% trường hợp phản ánh về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Hành vi tiếp theo được yêu cầu tư vấn là cung cấp thông tin với tỉ lệ 21,39%, bảo hành với tỉ lệ 20,78%. Các trường hợp còn lại khiếu nại, phản ánh về giao kết hợp đồng (12,75%), thu hồi sản phẩm khuyết tật (0,4%) và các hành vi khác (20,98%).
Cũng theo thống kê, trong năm 2017, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày với 177 trường hợp, chiếm khoảng 17,77%.
Kế tiếp là nhóm đồ điện tử gia dụng với 147 trường hợp, chiếm 14,76% và nhóm điện thoại, viễn thông với 114 trường hợp, chiếm 11,44%. Đây đều là 3 nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là tổng đài đã tiếp nhận và xử lý rất nhiều cuộc gọi phản ánh các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến nhóm “đồ điện tử gia dụng”, cụ thể là các vấn đề liên quan đến bảo hành sản phẩm.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết thêm: Trong năm 2017, Hà Nội là địa phương có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng với 371 vụ việc, chiếm hơn 37%. Kế tiếp là TP. Hồ Chí Minh với 249 vụ việc, chiếm 25% tổng số khiếu nại. Hai thành phố này chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành xếp sau đó như Đồng Nai, Nghệ An, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương…
Làm sao để bảo vệ tốt hơn quyền của “thượng đế”
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, năm 2017 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Đây cũng là năm thứ hai, các tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó đặc biệt là các sở công thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bắt đầu các hoạt động triển khai chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Do đó, các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Trong năm, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận và xử lý khoảng 412 khiếu nại và yêu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, đã xử lý thành công hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý thành công 405 vụ việc, chiếm khoảng 98%. Còn lại 7 vụ việc khiếu nại đang được phối hợp với các cơ quan liên quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng giải quyết.
Bản thân người tiêu dùng cũng cần hiểu luật để tự bảo vệ mình. Ảnh: Tố Uyên |
Theo đánh giá của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, năm 2017 là năm có rất nhiều vụ việc vi phạm phức tạp, có giá trị lớn và liên quan đến nhiều người tiêu dùng hơn các năm trước đó. Có những vụ việc cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết, thực hiện khá nhiều giải pháp, phương thức nhưng vẫn không thành công.
Trong đó phải kể đến vụ việc người tiêu dùng mua sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Deaura Việt Nam hay các vụ việc liên quan đến hoạt động thương mại điện tử của Lazada (Công ty TNHH Recess)...
Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời nhiều năm nay, được tuyên truyền rộng rãi và cũng trong nhiều năm, các địa phương đều triển khai, tổ chức các chương trình về "Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" nhưng lại chưa được quan tâm thực hiện đem lại hiệu quả thực chất. Người tiêu dùng với vị trí là “thượng đế” vẫn bị xâm phạm về quyền lợi tràn lan. Thậm chí, có rất nhiều người tiêu dùng im lặng bỏ qua, cũng có rất nhiều trường hợp lại chưa biết nếu bị xâm phạm quyền lợi thì khiếu nại ở đâu, làm như thế nào để bảo vệ mình.
Trước thực trạng đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong năm 2018 sẽ tiếp tục tổ chức chương trình nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, trong đó có các chương trình lớn như "Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam"... nhằm tuyên truyền, phổ biến, thực thi văn bản pháp luật về quyền của người tiêu dùng để tạo cho người tiêu dùng chủ động và ý thức tự bảo vệ bản thân khi tiêu dùng.
Đồng thời, đơn vị này sẽ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, ngành hàng tham gia tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trực tiếp, tri ân người tiêu dùng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các hệ thống dịch vụ và cửa hàng cung ứng sản phẩm.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội nhấn mạnh, hiện nay, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đã và đang xảy ra phổ biến, ngày càng phức tạp hơn với hậu quả để lại nghiêm trọng hơn. Do đó, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng, của hiệp hội và sự hỗ trợ của doanh nghiệp thì bản thân người tiêu dùng cũng cần hiểu luật để tự bảo vệ mình./.
Tố Uyên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Quan ngại tình trạng mỹ phẩm lậu tấn công 'ồ ạt' vào Đà Nẵng
- ·Xương cổ tay biến dạng vì chiếc dây chun
- ·Dễ mất mạng với trò chơi máy bay điều khiển bạc triệu
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Thu hồi dầu gội đầu Clear Men tại Canada: Unilever Việt Nam nói gì?
- ·Chọn giá đỗ sạch, không dùng chất kích thích
- ·Cách chế biến món ngon: Gia vị
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·An toàn thực phẩm: Dung sai chuẩn càng lớn NTD càng thiệt
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·600 kg thịt thối không chủ tại khu chợ lớn nhất Bình Phước
- ·Sầu riêng, măng cụt 'nhí' giá rẻ hút hàng mùa nóng
- ·Mất tiền oan khi mua vàng vì mánh khóe của 'gian thương'
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Tin tức trong ngày: Thực phẩm chay ‘ngậm đầy’ phẩm màu
- ·URC phải bồi thường cho người uống C2, Rồng đỏ nhiễm chì
- ·'Chất cấm vẫn xuất hiện trong kem đánh răng
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Phát hiện hàng chục tấn thạch có hình thức giống thạch rau câu Long Hải