【lịch thi hôm nay】Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại Hà Nội
Du khách nước ngoài tham quan các di tích lịch sử của Việt Nam. Ảnh: TL |
Ngày 6/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 14 HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết sửa đổi quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn TP. Hà Nội đã được quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND.
Trước đó, Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND TP. Hà Nội về việc ban hành các quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền Quyết định của HĐND thành phố quy định phí tham quan mỗi lượt của một khách như sau: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 30.000 đồng; di tích đền Ngọc Sơn 30.000 đồng; di tích Nhà tù Hỏa Lò 30.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 30.000 đồng; di tích Cổ Loa 10.000 đồng; di tích chùa Hương cao nhất 78.000 đồng...
Như vậy, với việc HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết này, hầu hết phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn TP, Hà Nội đều đã tăng giá.
Ngoài ra, về quản lý sử dụng phí, nghị quyết quy định, đối với các di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò, Ban Quản lý di tích và danh thắng, và di tích thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long (Khu Hoàng thành và di tích Cổ Loa), đơn vị thu phí được giữ lại 90%, nộp ngân sách nhà nước 10%.
Đối với di tích chùa Hương, đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 85% (bao gồm kinh phí tôn tạo, tu bổ khu di tích và kinh phí tổ chức lễ hội cho Ban tổ chức lễ hội, xã Hương Sơn); để lại cho đơn vị thu phí 15%. Đối với đền Quán Thánh, chùa Thầy, chùa Tây Phương, nộp ngân sách nhà nước 100%. Đối với Làng cổ Đường Lâm, 100% phí tham quan được để lại cho đơn vị thu phí.
Nghị quyết cũng quy định, không thu phí Ngày Di sản văn hóa 23/11 đối với tất cả di tích; không thu phí ngày giỗ Thánh 20/8 Âm lịch, các ngày mồng Một âm lịch hàng tháng trong năm tại di tích đền Ngọc Sơn; không thu phí ngày 30 và mồng 1, 2 Tết Nguyên đán, ngày lễ Phật Đản (15/4 Âm lịch) tại chùa Hương; không thu phí các ngày 30 tháng Chạp âm lịch, ngày mùng 1, 2 Tết Nguyên đán tại đền Quán Thánh, chùa Tây Phương, chùa Thầy, làng cổ Đường Lâm.
Cụ thể, nghị quyết quy định phí tham quan một lượt với mỗi khách với Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; di tích đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng; di tích Cổ Loa 30.000 đồng; di tích chùa Hương 120.000 đồng (trong đó có 2.000 đồng bảo hiểm khách du lịch); di tích đền Quán Thánh 10.000 đồng; làng cổ Đường Lâm 20.000 đồng; chùa Thầy 10.000 đồng; chùa Tây Phương 10.000 đồng. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Số điện thoại, email, tiếp nhận thông tin báo cáo nhanh về bầu cử từ các địa phương
- ·Giá vàng trong nước tăng mạnh
- ·Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Hà Nội thực hiện “Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch
- ·Petrovietnam chủ động tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid
- ·Hà Nội: Sẵn sàng các kịch bản trước và sau Tết khi người dân rời và trở về thành phố
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Gạo Ông Cua ST25 chính thức được phân phối tại thị trường Anh
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Quang Hùng MasterD chiến thắng 'Anh trai tài năng' ở Ngôi sao của năm 2024
- ·5 đôi giày đi bộ tốt nhất của Adidas năm 2022
- ·Giá xăng dầu khó giảm lần thứ 6 liên tiếp
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng
- ·Thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch Covid
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Bộ Công Thương đề xuất danh mục hàng cấm lưu thông thay vì quy định hàng hóa thiết yếu