【bongda info.vip】Trung Quốc 'đổi quả dưa hấu lấy hạt vừng' trên Biển Đông
Giàn khoan HD-981 được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Bước đi này làm căng thẳng trong khu vực gia tăng đến đỉnh điểm. Ảnh:Nguyễn Đông |
Biển Đông đang là mùa mưa giông với những trận cuồng phong quật đổ cây cối nhà cửa. Tuy nhiên,ốcđổiquảdưahấulấyhạtvừngtrecircnBiểnĐbongda info.vip đáng sợ hơn thế, nơi đây còn hiện diện một cơn bão táp chính trị có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh và hòa bình toàn khu vực, cơn bão mang tên Trung Quốc, bài viết trên tờ Christian Science Monitor tuần này bình luận.
“Trung Quốc là một nước rất cơ hội, họ không ngừng thực hiện những hành vi có lợi cho mình để xem sẽ kiếm được gì và…cố gắng kiếm càng nhiều càng tốt”, David Arase, giáo viên bộ môn chính trị quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, Nam Kinh, Trung Quốc, nhận xét.
Bằng cách đi những bước nhỏ, giảm thiểu tối đa chú ý của các thế lực lớn như Mỹ, để Washington không nhảy vào hỗ trợ đồng minh trong khu vực, Trung Quốc đang cố làm nản chí các đối thủ trong tranh chấp và đẩy họ đến chỗ “từ bỏ quyền lợi của mình”, giáo sư Arase nói.
“Bắc Kinh đang dần dần chia nhỏ Biển Đông”, ông Trần Trường Thủy, chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông, Việt Nam, cho biết trong một cuộc họp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington. “Họ ôm tham vọng biến Biển Đông thành cái ao của mình".
Trung Quốc luôn khăng khăng cho rằng hành động của nước này là hợp pháp bởi họ có cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các quần đảo thuộc Biển Đông và “những vùng biển liền kề” dựa trên cơ sở lịch sử. Bắc Kinh còn đưa ra tấm bản đồ với cái mà họ gọi là "đường chín đoạn", xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của nhiều quốc gia, để chứng minh cho luận điểm của mình. Tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ giải thích được tính pháp lý của đường 9 đoạn đó, ông Thủy khẳng định.
Philippines đang thách thức tính hợp pháp của “đường chín đoạn” bằng cách đưa vụ việc ra tòa án quốc tế dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc lại từ chối tham gia.
Các chuyên gia luật quốc tế cho rằng những tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở. “Ngay bản thân người Trung Quốc cũng bất đồng quan điểm” về vấn đề này, Xue Li trưởng khoa chiến lược quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.
Hình ảnh cung cấp bởi Philippines cho thấy Trung Quốc đơn phương xây dựng trên bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam. Ảnh: AFP |
Bước đi khôn ngoan hay nước cờ lùi
Giáo sư Johnson cho rằng có lẽ Bắc Kinh quá tin tưởng vào thành công của chính sách hiện tại bởi “cuối cùng, các nước ASEAN cũng phải đứng sang một bên vì họ phụ thuộc nhiều vào triển vọng kinh tế của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, cái giá của việc hiện diện như một kẻ bắt nạt kiêu ngạo không hề rẻ. Những tranh chấp gần đây xung quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam làm “thay đổi hoàn toàn mối quan hệ” giữa hai nước, theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia. Thủ tướng Việt Nam cũng từng nhắc đến khả năng kiện Trung Quốc ra ban trọng tài quốc tế.
Trung Quốc rút giàn khoan về sớm hơn dự định một tháng. Nhiều chuyên gia nhận định động thái này nhằm xoa dịu khủng hoảng. Nhưng hành vi ngang nghiên trước đó đã kịp làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt của thế giới và gia tăng lo ngại trong khu vực.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 7 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy hầu hết người dân ở 8 trên 10 quốc gia láng giềng của Trung Quốc lo lắng tham vọng khổng lồ tại khu vực Châu Á của Bắc Kinh có thể dẫn đến xung đột quân sự.
Mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh vẫn là tuyên bố chủ quyền, "để chắc chắn Trung Quốc có thể tham gia vào tất cả mọi động thái và diễn biến trên Biển Đông" đồng thời, "tối đa hóa tự do trong hành động của hải quân nhằm trở thành lực lượng quân sự áp đảo trong khu vực", Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại viện Lowy, Australia, nói.
"Câu hỏi đặt ra là liệu làm vậy có đáng hay không. Chúng ta có thể kiếm được hạt vừng nhưng vứt đi cả quả dưa hấu", ông Xue tranh luận khi đề cập đến những lợi ích nhiều mặt mà mối quan hệ chặt chẽ với Đông Nam Á có thể mang lại.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục gây căng thẳng với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Bắc Kinh thực hiện hàng loạt bước đi nhằm khẳng định cái mà nước này gọi là "chủ quyền không tranh cãi" tại những bãi đá, rạn san hô và vùng nước tranh chấp.
Ngày 1/1, Trung Quốc áp đặt quy định vô lý, theo đó bất cứ ai đánh cá trong vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền, chiếm tới 90% diện tích Biển Đông, phải nhận được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc.
Tháng 3, lực lượng tuần duyên Trung Quốc ngăn cản quân đội Philippines tái cấp quân nhu cho binh lính của họ tại con tàu cũ trên khu vực Bãi Cỏ Mây. Khu vực này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam tuy nhiên Bắc Kinh và Manila cũng tuyên bố chủ quyền.
Trong vài tháng qua, tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động hết công suất xây dựng một hòn đảo nhân tạo trên bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Công ty thực hiện dự án công bố hình ảnh mô phỏng một sân bay chuẩn bị được xây dựng ở đây mà theo họ là đã lên kế hoạch từ trước.
Tháng 5, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đi kèm với đó là hàng trăm tàu quân sự các loại. Tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm húc làm chìm nhiều tàu cá Việt Nam.
Tất cả những động thái này đều vi phạm thỏa thuận mà Trung Quốc ký với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 12 năm trước. Theo đó, hai bên cam kết “kiềm chế hành động làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng, gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Việt Nam và Philippines đã nhận được tín hiệu cảnh báo rõ ràng đồng thời công khai thể hiện sự phản kháng. Các quốc gia khác như Malaysia, Indonesia, Brunei tỏ ra thận trọng hơn. Nhà ngoại giao cấp cao và các quan chức quốc phòng Mỹ thẳng thắn cáo buộc Trung Quốc kích động bất ổn trong khu vực và đe dọa các nước láng giềng.
Biển Đông "có thể biến thành một chiến trường thật sự và điều này chỉ có hại cho tương lai Trung Quốc mà thôi", giáo sư Zhu Feng từ Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông Đại học Nam Kinh, nói. "Chúng ta cần tìm phương cách khác".
Nguồn VnExpress
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Một số kinh nghiệm chuẩn bị trước khi xây nhà
- ·Đại gia chịu chơi chi đến 285 tỷ đồng trang trí sân vườn
- ·Giải pháp mới cho chung cư cũ?
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Thủ tướng Anh thăm Đức và Pháp: Sứ mệnh thuyết phục EU liệu có thành?
- ·Ai sẽ “cầm trịch” trên Bán đảo Triều Tiên?
- ·Khi biến đổi khí hậu đe dọa hòa bình
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Bí thư Hoàn Kiếm: Lát đá phố cổ chưa khả thi
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Ngôi nhà Việt khiến báo Tây ấn tượng mạnh bởi những mảng tường kính sắc màu
- ·KĐT Việt Hưng: Phường cấm cư dân lập ban quản trị
- ·5 “nút thắt” khó gỡ với Trump khiến Cố vấn an ninh John Bolton ra đi
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Khách gánh rủi ro khi mua nhà ở Home City Trung Kính?
- ·Suri Cruise sống như công chúa trong cung điện Disney
- ·'Hái ra tiền” nhờ kinh doanh đất nghĩa trang
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·“Nhà ma” giá rẻ ngày một nhiều tại Nhật