【tỉ số hiện tại】Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong thúc đẩy tài chính bền vững
Đây là đánh giá của Báo cáo toàn cầu về tiến bộ trong cải cách hướng tới tài chính bền vững 2019 của Mạng lưới Ngân hàng bền vững (SBN) do IFC (một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới) xúc tiến thành lập. Những cải cách này yêu cầu các ngân hàng thực hiện đánh giá,ệtNamđạtnhiềutiếnbộtrongthúcđẩytàichínhbềnvữtỉ số hiện tại quản lý và báo cáo về các rủi ro môi trường, xã hội và quản trị trong hoạt động cho vay, đồng thời triển khai các cơ chế khuyến khích các ngân hàng tài trợ các dự án xanh.
Trong số 38 quốc gia thành viên SBN, 22 quốc gia đã ban hành chính sách quốc gia và các nguyên tắc tự nguyện về tài chính bền vững, trong đó có 7 quốc gia vừa ban hành trong năm 2019. Báo cáo cũng ghi nhận nỗ lực của 14 quốc gia, trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu xanh. Các số liệu được công bố trong báo cáo cho thấy, ngày càng nhiều sáng kiến được các tổ chức tài chính ngân hàng theo đuổi để phát triển danh mục tín dụng xanh của mình.
"Các quốc gia thành viên SBN đã cho thấy, việc chuyển đổi các thị trường tài chính hướng đến bền vững là hoàn toàn khả thi" - bà Georgina Baker - Phó Chủ tịch IFC phát biểu. "Các thị trường mới nổi đang dẫn đầu cho xu thế này - và các công cụ và hướng dẫn của SBN đã tạo cơ sở cho các quốc gia khác tiếp nối" - bà Georgina Baker nhấn mạnh.
Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành khung chiến lược phát triển ngân hàng xanh và kế hoạch hành động của ngành ngân hàng nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030. Để đảm bảo các ngân hàng thực hiện đánh giá các rủi ro môi trường, xã hội và quản trị trong quá trình thẩm định các khoản vay, NHNN đã đặt ra hai mục tiêu cụ thể tới năm 2025 - toàn bộ các tổ chức tín dụng sẽ thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường - xã hội và lồng ghép đánh giá rủi ro môi trường - xã hội vào đánh giá rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, có ít nhất từ 10 đến 12 ngân hàng sẽ thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá rủi ro môi trường - xã hội và tài chính xanh.
"Việc Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có nhiều tiến bộ về tài chính bền vững là một đánh giá rất khích lệ. Báo cáo hàng năm của SBN cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện về các sáng kiến tài chính bền vững ở các thị trường đang phát triển" - ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế của NHNN cho biết.
"Các ngân hàng Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao theo đuổi mục tiêu tài chính bền vững. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng để nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới" - ông Hùng nói.
H.Y
(责任编辑:World Cup)
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 14/5
- ·DN thiệt hại được miễn thuế NK nguyên vật liệu thay thế
- ·Đột phá thuốc trị COVID
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Indonesia thử nghiệm thuốc thảo dược Quinine điều trị COVID
- ·Xuất khẩu gạo Thái Lan gặp bất lợi về giá
- ·Thái Trinh mắt ngấn nước vì ‘Lam’ của nữ tiến sĩ luật
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Thái Lan dự báo sẽ thu hoạch 24 triệu tấn gạo trong niên vụ 2020
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Khoảng 25% dân số thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt
- ·Thúc đẩy ý tưởng, sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng
- ·Ngành Thuế: Kiên quyết loại bỏ "con sâu làm rầu nồi canh"
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Cụ ông điều trị COVID
- ·Hưng Yên: Phạt buôn lậu, hàng giả nộp ngân sách 13 tỷ đồng
- ·Các Quốc gia Thành viên và các Thành viên là Quốc gia liên kết của UNESCO
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Viettel trình diễn không gian ứng dụng di động tại Mobile Vietnam 2012