【ket quả bong dá】Một vài ý kiến về hợp nhất các bộ
-I-
Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội,ộtvàiýkiếnvềhợpnhấtcácbộket quả bong dá cải cách nền hành chính quốc gia luôn được coi là một trong những vấn đề quan trọng của đất nước.
Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW với mục tiêu tổng quát là “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng”. Ngày 3/2/2018, Chính phủ đã ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Công cuộc cải cách đồng bộ hệ thống kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới sáng tạo, nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế số đòi hỏi phải có Tổng tham mưu trưởng kinh tế - xã hội chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo. Trong ảnh: Gian trưng bày tại Triển lãm Quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2019. |
Đến nay, một số bộ, ngành, địa phương đã sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Chẳng hạn, Bộ Công an bỏ 6 tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng; sáp nhập 20 Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vào Công an tỉnh, thành phố; Bộ Nội vụ đã giảm 14 đơn vị cấp phòng thuộc vụ và tương đương; Bộ Tài chínhgiải thể 43 phòng giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; sáp nhập các chi cục thuế cấp huyện thành các chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế cấp tỉnh.
Tỉnh Long An đã giảm 95 đầu mối tổ chức trực thuộc các sở, ngành, huyện; tỉnh Lào Cai đã hợp nhất Sở Giao thông - Vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng; tỉnh Hà Giang hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thành Ban Tổ chức - Nội vụ; hợp nhất Thanh tra tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra tỉnh…
Kết quả thu được là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
Tuy vậy, trên thực tế, đã nảy sinh một số vấn đề như không thống nhất về cơ cấu tổ chức, bộ máy của chính quyền tỉnh, còn có quan điểm khác nhau về việc sáp nhập các bộ, sở và cơ quan hành chính.
-II-
Ngày 19/2/2020, Viện Khoa học tổ chức nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026”. TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) đề xuất giảm từ 22 xuống 20 bộ, cơ quan ngang bộ, bằng việc hợp nhất Bộ Tài chính với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Tài chính - Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải với Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông và Xây dựng; lập lại Bộ Giáo dục, chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ, đổi thành Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo; chuyển nhiệm vụ đào tạo nghề từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo; thành lập Bộ Công thương và Du lịch; Bộ Văn hóa - Thể thao và Thanh niên.
Việc hợp nhất một số bộ phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ tương thích với nhau để tạo thành sức mạnh mới làm cho hiệu năng quản lý nhà nước được nâng cao với bộ máy tinh giản, có chất lượng. Nếu hợp nhất theo cơ học để giảm bớt đầu mối 2 bộ có chức năng, nhiệm vụ khác biệt, vốn đã có bộ máy khá cồng kềnh, thì không những không tạo ra năng lực mới, mà còn làm cho các khuyết tật của bộ máy cũ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết này trình bày một số ý kiến về việc hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được hình thành từ hợp nhất Ủy ban Kế hoạch nhà nước với Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cuối năm 1995. Nghị định 86/2017/NĐ-CP quy định: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật”. Bộ có cơ cấu tổ chức khá đa dạng: vụ, cục, tổng cục, viện nghiên cứu, tạp chí, báo với bộ máy khá lớn.
Bộ Tài chính thực hiện chức năng hoàn toàn khác, không tương thích với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định: “Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính - ngân sách bao gồm ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật; hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”. Bộ Tài chính đang quản lý nhiều lĩnh vực có liên quan với nhau, do đó, bộ máy khá đa dạng và khá lớn.
Thông tin từ Hội thảo lập luận: “Việc hợp nhất 2 sở (Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính) sẽ tạo điều kiện cho việc tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách và một số lĩnh vực liên quan được hiệu quả hơn, đảm bảo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách, hạn chế tối đa các giao thoa về nhiệm vụ giữa hai Sở này kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chính phủ”.
Cách tiếp cận về việc hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính do chức năng về kế hoạch - đầu tư và tài chính có mối quan hệ liên thông với nhau; do đó, sáp nhập hai cơ quan này sẽ tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp Chính phủ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách và một số lĩnh vực liên quan được hiệu quả hơn, hạn chế tối đa sự giao thoa về nhiệm vụ giữa các cơ quan này.
(责任编辑:World Cup)
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·TP. Hồ Chí Minh: Công khai thông tin 229 doanh nghiệp nợ thuế gần 5 nghìn tỷ đồng
- ·Quảng Ninh: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Móng Cái đạt hơn 1,7 tỷ USD
- ·Phó Thủ tướng: Cần giải pháp thúc đẩy điện mặt trời mái nhà
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số
- ·Ban hành bản chi tiết niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021
- ·Doanh nghiệp FDI ở Hải Dương muốn quy trình đầu tư gọn nhẹ hơn
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Ngành Hải quan đột phá cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Hội nghị đối thoại chính sách thuế, hải quan năm 2022 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11
- ·Giá vàng giảm, mua từ đầu tháng 5 lỗ 300.000 đồng/lượng
- ·Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất
- ·Hà Nội đã có dữ liệu của hơn 300 doanh nghiệp chủ sở hữu sàn thương mại điện tử
- ·Nấm mối vào mùa, 1 triệu đồng/kg vẫn được săn mua
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn
- Prudential và WWF hợp tác ‘Vì một cộng đồng không rác thải nhựa’
- Đấu trí tập 61: Đại uý Vũ bất ngờ bị đình chỉ công tác
- Fubon Life nhận giải thưởng Top 100 sản phẩm dịch vụ Tin & Dùng
- Hàng không tăng chuyến phục vụ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
- Bạn bè, khán giả thương tiếc Nguyễn Diana qua đời đột ngột tuổi 26
- Hơn 150 doanh nghiệp tham dự Triển lãm Food & Hotel Hanoi 2018
- Bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng
- Tác giả 37 tuổi giành giải Xuất sắc cuộc thi viết cho thiếu nhi
- Làng nghề đồ chơi Ông Hảo tất bật sản xuất cho mùa Trung thu
- Ngành hải quan hội nhập quốc tế thực chất hơn