【bóng đá số lạc】Cử tri băn khoăn về thực trạng phòng, chống tham nhũng
(CMO) Ngày 5/5, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau có buổi tiếp xúc cử tri xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình; cử tri xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi và cử tri xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Các đoàn đã ghi nhận nhiều ý kiến bức xúc.
Cử tri xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình nêu ý kiến với đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Phương Lài
Đoàn do ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cùng bà Trương Thị Yến Linh, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội có buổi tiếp xúc gần 100 cử tri xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình.
Cử tri Đinh Thuyết Quynh (ấp Cái Sắn Ngọn) băn khoăn về thực trạng phân bón, thuốc trừ sâu (thuốc diệt rong trong đầm nuôi tôm công nghiệp) và các loại chế phẩm phục vụ nuôi trồng thủy sản kém chất lượng, giả tràn lan ngoài thị trường. Nên có điều kiện cho loại hình kinh doanh này để có thể giám sát, kiểm tra, bảo vệ sản xuất của nông dân. Cần đầu tư thủy lợi để sản xuất, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả.
Cử tri Phạm Văn Bé (ấp Nguyễn Tòng) cho rằng, vấn đề phòng, chống tham nhũng thời gian qua tuy được Đảng, Nhà nước quan tâm, vạch mặt, chỉ tên những hành vi tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Thế nhưng, cả nước vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, nhất là những vụ việc từ những nhiệm kỳ trước đến nay mới được phát hiện, xử lý. Cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội tổ chức nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện mầm mống tham nhũng. Qua đó, tăng hiệu quả trong công tác quản lý cán bộ từ Trung ương đến địa phương.
Đối với vấn đề chăn nuôi, nhất là nuôi heo, các cấp, các ngành nên có quy hoạch, định hướng để người chăn nuôi tránh thực trạng cung vượt cầu. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, quản lý để tránh tình trạng người tiêu dùng phải sử dụng thịt heo với giá cao trong khi người chăn nuôi lại bán heo hơi với giá thấp.
Cử tri Nguyễn Minh Chủ (ấp Sáu La Cua), cử tri Nguyễn Việt Nữ (ấp Quyền Thiện) bức xúc trong vấn đề khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Thái độ thờ ơ, thủ tục rườm rà khiến người dân chưa mặn mà với vấn đề mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Trong sản xuất, nông dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn còn xảy ra.
Cử tri Dương Hoài Thu (ấp Xóm Mới), cử tri Nguyễn Văn Lượng (ấp Bình Minh) mong muốn các cấp, các ngành nên quan tâm vấn đề xét nghiệm con giống trong chăn nuôi, nhất là nuôi tôm, để sản xuất đạt hiệu quả, nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý hiệu quả vấn đề thu mua tôm bơm chích tạp chất.
Đại biểu Lê Thanh Vân mong muốn cử tri chia sẻ những gánh nặng với Nhà nước về việc hỗ trợ cán bộ cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở địa phương. Đồng thời ghi nhận những vấn đề bức xúc của cử tri và sẽ có ý kiến về vấn đề phòng, chống tham nhũng; giám sát chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu tại các kỳ họp Quốc hội tới.
Đại diện chính quyền địa phương cũng đã ghi nhận và trả lời những vấn đề cử tri xã Biển Bạch Đông đặt ra.
Cùng ngày, ông Thái Trường Giang, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội cùng tổ đại biểu HĐND huyện Đầm Dơi tiếp xúc cử tri xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.
Cử tri xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi nêu ý kiến với đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc. Ảnh Trung Đỉnh
Trên 100 cử tri nêu lên 12 lượt ý kiến liên quan đến 20 vấn đề bức xúc ở địa phương từ lâu chưa được giải quyết thỏa đáng. Cử tri Lê Minh Tâm, ấp Hiệp Dư, kiến nghị tỉnh cần có sự liên kết vùng để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Ông Tâm cho rằng, dịch bệnh trên tôm nuôi bị chết kéo dài, chưa được ngăn chặn là do ảnh hưởng ô nhiễm môi trường. Trong đó có sên vét ao đầm nuôi tôm công nghiệp chưa thực hiện tốt việc bao ví bùn, chất thải, nước thải dẫn đến ô nhiễm. Ngoài ra, nước thải, chất thải từ các cụm dân cư tập trung và các khu công nghiệp trong tỉnh chưa được xử lý. Đây là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường.
Cử tri Phan Thanh Lam, ấp Hiệp Dư, kiến nghị, công tác khuyến nông, khuyến ngư chưa sát với thực tế lại thiếu mô hình điểm dẫn đến hiệu quả chưa cao. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo sự liên kết giữa các hộ dân nuôi tôm sạch, tôm nuôi sinh thái (tôm rừng) thành tổ hợp tác, hợp tác xã để nâng cao giá trị con tôm, phát triển nghề nuôi tôm bền vững.
Cử tri Nguyễn Quốc Việt, ấp Hải An, kiến nghị phà vàm Cái Bẹ, nối ấp Hiệp Dư với Vàm Đầm khi đưa, rước khách qua sông nước sâu, chảy mạnh nhưng không phao cứu hộ, không đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng của người dân. Cử tri Nguyễn Văn Hoàng, ấp Hiệp Dư kiến nghị tình trạng dùng lưới mành đăng bắt cá kèo con làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Ngoài ra, nhiều cử tri còn quan tâm đến vấn đề đầu tư điện, đường, trường, trạm, nhất là vấn đề chống xói lở đất ven sông Vàm Đầm. Đặc biệt, hiện nay Phòng khám đa khoa khu vực xã Nguyễn Huân đang đứng trước nguy cơ sạt lở, ảnh hướng đến công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Cùng ngày, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Hận cùng Phó chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Quốc hội Trương Minh Hoàng có buổi tiếp xúc cử tri xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Là một xã đảo lại có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên người dân Khánh Bình Tây hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Có 11 lượt ý kiến của hơn 60 cử tri có mặt tập trung vào lĩnh vực, sản xuất, cầu lộ giao thông nông thôn, môi trường, công tác giảm nghèo, giá cả nông sản hàng hóa cũng như chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Phó chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Quốc hội Trương Minh Hoàng trao đổi với cử tri trong buổi tiếp xúc.
Cử tri Lê Hoàng Kỳ, ấp Đá Bạc phản ánh, đường, cầu hư hỏng quá nhanh. Đưa vào sử dụng không lâu phải sửa chữa liên tục. Đặc biệt, tình trạng cầu lộ không đồng bộ (tuyến Co Xáng đến Đá Bạc còn 4 cây cầu cấm tải 2,5 tấn) đã ảnh hưởng giao thương hàng hóa của người dân. Từ thực tế sự thiếu đồng bộ này đã ảnh hưởng đến giá thành của các mặt hành nông sản.
Cử tri Trương Quốc Trị, ấp Đá Bạc, chia sẻ, chợ Đá Bạc đã hình thành cách đây hơn 10 năm nhưng hiện vẫn buôn bán tạm bợ, mất mỹ quan. Ngoài ra, quanh Khu du lịch Đá Bạc, hàng quán chỉ che bằng chòi lá tạm để buôn bán, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến du lịch…
Ngoài ra, nhiều cử tri còn bức xúc về thiếu nước sinh hoạt, chế độ phụ cấp cho cán bộ ấp còn quá thấp, khu tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng từ dự án nâng cấp đê biển Tây triển khai quá chậm….
Đa phần các ý kiến của cử tri được đại diện xã, huyện, các sở ngành giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên, vẫn còn một vài kiến nghị vượt thẩm quyền, đoàn ghi nhận và trình cấp trên xem xét trong thời gian sớm nhất.
Phương Lài - Trung Đỉnh - Nguyễn Phú
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Bám sát tình hình thu ngân sách tại các địa phương, DNNN
- ·Mẹ dốc tiền túi làm từ thiện, không cho tôi thừa kế
- ·Thanh thiếu niên được hỗ trợ kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Nữ hành khách mang lậu ngoại tệ khi xuất cảnh
- ·Ngành Thuế phải cam kết không để gia tăng thêm số nợ mới
- ·Hà Nội: Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Bộ GD&ĐT công bố đường dây nóng 24/24h suốt thời gian thi THPT quốc gia 2018
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Nghệ nhân ‘thiên cổ đệ nhất trà’ Nguyễn Thị Dần qua đời ở tuổi 101
- ·Cấp sổ đỏ lần đầu đạt 96,9%
- ·Hướng dẫn sử dụng vốn Chương trình MTQG y tế 2012
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Giảm giá 40 dịch vụ khám chữa bệnh từ 1/7/2018
- ·20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện
- ·Truyền kiến thức an toàn giao thông cho học sinh tiểu học
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Hà Nội: Kiên quyết không đưa vào sử dụng công trình vi phạm PCCC