【lịch thi đấu quốc gia ý】IMF cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu "còn lâu mới kết thúc"
Kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian suy giảm nghiêm trọng vì tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhưng nếu không có một loại vắcxin phòng bệnh hiệu quả, khả năng kinh tế hồi phục hoàn toàn là rất thấp. Đây là nhận định mới nhất của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra ngày 9/9.
Cụ thể, trong bài phân tích chung đăng trên tạp chí Foreign Policy, cả bà Kristalina Georgieva và Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath đều nhấn mạnh, các chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp vì "bản chất chưa từng có tiền lệ" của cuộc khủng hoảng lần này có thể đẩy làn sóng phá sản và mất việc làm lên cao.
Khi các quốc gia nới lỏng phong tỏa và các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động trở lại thì các chỉ số sản lượng, tiêu thụ và việc làm đều hồi phục mạnh mẽ.
Những biện pháp hỗ trợ trên quy mô lớn và nhanh chóng của các chính phủ cũng đã giúp tăng khả năng chống chọi của nền kinh tế và tiếp sức cho giai đoạn hồi phục ban đầu.
Tuy nhiên, cả 2 quan chức IMF đều nhận định, cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài. Khả năng hồi phục vẫn còn rất mong manh và không đồng đều giữa các vùng và các lĩnh vực.
Để đảm bảo duy trì đà hồi phục, điều quan trọng là các quốc gia phải tránh chấm dứt các chính sách hỗ trợ kinh tế quá sớm. Các doanh nghiệp, dù là những cơ sở đã vỡ nợ, cũng sẽ vẫn cần được nhận hỗ trợ để tránh nguy cơ mất đi hàng triệu việc làm.
Điều này đòi hỏi các chính phủ cần có những biện pháp như mua cổ phần của các công ty hoặc cung cấp các gói trợ cấp để đổi lại những mức thuế cao hơn trong tương lai.
Nhưng các chính phủ cũng cần cảnh giác trong cách phân bổ nguồn lực hỗ trợ vốn đang trong giai đoạn khan hiếm và tỉnh táo nhận định một số công ty chắc chắn sẽ thất bại, đặc biệt trong những ngành như du lịch, không thể "sống sót" hoặc bị loại bỏ trong thời kỳ hậu dịch.
Cuối cùng, các quan chức IMF lưu ý dù thế giới "đang học cách sống chung với virus, nhưng việc hồi phục hoàn toàn kinh tế là điều không thể xảy ra nếu không có một giải pháp y tế lâu dài".
Với khoảng 128 loại vắcxin đang được phát triển, cơ hội tìm ra một giải pháp là rất lớn nhưng "chúng ta cần khẩn trương tìm ra các giải pháp đa phương" để đảm bảo cung cấp và phân bổ hợp lý./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Thương mại điện tử và chuyển đổi số thúc đẩy tăng trưởng bán buôn, bán lẻ
- ·72% sữa kém chất lượng do đại lý
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe VinFast VF 8
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Phát triển kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- ·Tẩy chay hoa quả Trung Quốc nghi chứa chất vô sinh
- ·Kỹ nghệ sản xuất bánh kẹo giả
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Ngành ngân hàng đẩy mạnh giải pháp kiểm soát tiền ảo và phát hiện giao dịch giả mạo
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Gà kháng sinh: Sự im lặng đáng sợ!
- ·Thử mỹ phẩm, coi chừng nhiễm bệnh!
- ·Đến năm 2030 xe điện phải chiếm 1/3 để góp phần giảm phát thải khí nhà kính
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Thời trang thương hiệu May Boutique có ảnh hưởng đến sức khỏe khi chưa chứng nhận hợp quy?
- ·Hoang mang sữa Wakodo, Morinaga không đạt chuẩn
- ·Nhiều công ty khởi nghiệp sẽ mong đợi được VinVentures đồng hành
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Kéo dài chân: Ước mơ nhan sắc mạo hiểm