会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kwt qua bong da】Sửa Luật Điện lực: Quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về xóa bỏ bù giá chéo!

【kwt qua bong da】Sửa Luật Điện lực: Quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về xóa bỏ bù giá chéo

时间:2025-01-27 04:02:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:952次
Giá điện được đánh giá là chậm được thay đổi,ửaLuậtĐiệnlựcQuyđịnhnguyêntắclộtrìnhrõràngvềxóabỏbùgiáchékwt qua bong da chưa phù hợp cơ chế thị trường.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, đảm bảo bình đẳng xã hội và đảm bảo nguyên tắc thị trường.

Chiều 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi (Dự thảo).

Tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện 

Quản lý hoạt động mua bán điện theo huớng thúc đẩy thị truờng điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị truờng, là một trong 6 nhóm chính sách lớn tại Dự thảo.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị đưa ra định hướng không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền. Vì vậy, cần thiết bổ sung quy định chính sách về việc giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (là khách hàng chưa đủ điều kiện tham gia hoặc không lựa chọn tham gia mua bán điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh), giữa các vùng miền phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện. Việc này nhằm áp dụng cơ chế giá điện phù hợp với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ năng lượng cao.

Cơ quan soạn thảo cho biết, ngoài kế thừa những nguyên tắc tại Luật Điện lực 2004, Dự thảo bổ sung quy định theo hướng giá điện phản ánh chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ của đơn vị điện lực và được thực hiện minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực.

Về vấn đề bù chéo, Luật Điện lực hiện hành quy định “thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng”. Tại Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung quy định chính sách giá điện cần thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ hợp lý, giảm dần và tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giữa các vùng miền phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện. Cơ chế giá điện cũng được áp dụng phù với các nhóm khách hàng có mức tiêu thụ điện lớn.

Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, hiện giá điện chậm được thay đổi, chưa phù hợp cơ chế thị trường. Giá bán lẻ điện chưa phản ánh đủ các chi phí từ sản xuất tới tiêu thụ điện và chưa đưa ra các tín hiệu thu hút đầu tưvào ngành này, cũng như các đối tượng tham gia thị trường điện. Mặt khác, nhiều dự ánđiện đầu tư chưa đúng, dẫn đến không đưa vào sử dụng, gây lãng phí lớn cho xã hội.

Cơ quan thẩm tra nhận xét, Dự thảo đã bổ sung nội dung về chính sách của Nhà nước trong phát triển điện lực; quy định về xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, liên thông giữa các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, nội dung về giảm bù chéo giá điện chưa thể hiện cụ thể tại dự thảo.

Dự thảo Luật cũng cần có quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về xóa bỏ bù giá chéo giữa các nhóm khách hàng, đảm bảo bình đẳng xã hội và đảm bảo nguyên tắc thị trường, khuyến khích tiết kiệm điện trong ngành sản xuất, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị.

Đồng thời, Thường trực Ủy ban thẩm tra cũng cho rằng, cần quy định rõ những cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên thực hiện kiểm toán và tư vấn quản trị, giám sát kiểm tra cho ngành điện lực nhằm giúp hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả và đảm bảo giá điện được ổn định, cạnh tranh; bổ sung quy định giá điện nhập khẩu và giá điện xuất khẩu.

Chuyển thẩm quyền quyết định cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện

Theo luật hiện hành, Thủ tướng có thẩm quyền quy định cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện. Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phân cấp quyết định điều chỉnh. Tuy nhiên, điện là loại hàng hóa thiết yếu nên việc điều chỉnh giá chịu nhiều sức ép của dư luận và có thể gây ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tếvĩ mô. Bên cạnh đó, việc điều hành, quyết định điều chỉnh giá điện cần được xem xét, đánh giá tổng thể.

Vì thế, Dự thảo Luật sửa đổi đề xuất Chính phủ sẽ là cơ quan có thẩm quyền trong ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, thay vì Thủ tướng. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, trong đó quy định cụ thể thẩm quyền theo từng mức điều chỉnh giá.

Liên quan tới căn cứ lập và điều chỉnh giá điện, theo tờ trình Chính phủ, thời gian qua việc điều chỉnh được căn cứ trên báo cáo tài chính, dữ liệu chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán của các đơn vị điện lực. Tuy nhiên, dự thảo lần này đưa ra quy định rút ngắn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, để giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp biến động thực tế, thông số đầu vào sản xuất điện và bù đắp các chi phí, lợi nhuận hợp lý để bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, dự luật sửa đổi làm rõ việc Bộ Công thương hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát và bán buôn điện (tính toán bình quân khung giá bán buôn điện theo thời gian sử dụng và tính toán bình quân trong chu kỳ tính khung giá). Các hướng dẫn của Bộ này về các loại giá, khung giá điện sẽ phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về phạm vi xây dựng khung giá phát của đơn vị phát điện, giá hợp đồng mua bán điện. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ không xây dựng khung giá phát điện, phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện đầu tư theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nhà máy điện do nhà nước độc quyền xây dựng (thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân…). Trường hợp đấu thầulựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy điện có tiêu chuẩn về giá phát điện của các nhà máy điện được thực hiện theo kết quả đấu thầu.

Dự thảo Luật sửa đổi cũng bổ sung quy định về giá tạm thời giữa bên bán điện và bên mua điện theo hướng trường hợp chưa thỏa thuận được về giá phát điện, giá bán buôn điện, bên bán điện và bên mua điện có quyền thỏa thuận mức giá tạm thời để áp dụng cho đến khi thỏa thuận được mức giá chính thức.

Thẩm tra các nội dung này, Thường trực Ủy ban này nhận thấy các quy định về giá điện tại Điều 76-78 hầu hết đều giao Bộ Công thương xây dựng, thẩm định. Nội dung này đã được quy định tại Luật Điện lực năm 2004. Tuy nhiên, việc xây dựng, thực hiện giá điện chưa hiệu quả, chưa minh bạch hết các thành phần cấu thành giá. Trong khi đây là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự công bằng, minh bạch của thị trường điện cạnh tranh.

Do đó, Ủy ban này đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định trách nhiệm công khai minh bạch các loại giá (truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện). Cơ quan soạn thảo cũng cần rà soát quy định về thẩm quyền, hình thức và phương pháp định giá với giá điện, dịch vụ về điện bảo đảm thống nhất với các quy định tại Luật Giá. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét bổ sung cơ chế để cân bằng, bình ổn giá điện (có thể là quỹ hoặc tài khoản cân bằng giá điện).

Có ý kiến cho rằng, quy định liên quan đến giá điện hiện nay vẫn còn rải rác, trùng lặp, sơ sài và thiếu đồng bộ, không đủ cụ thể và không tương xứng với vai trò quan trọng của giá điện. Do vậy, đề nghị thiết kế nội dung liên quan đến giá điện thành một chương riêng.

Luật Điện lực sửa đổi được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói, nếu Dự thảo được chuẩn bị tốt, đại biểu đồng thuận cao thì sẽ thực hiện theo quy trình rút gọn thông qua tại 1 kỳ họp thứ 8 như đề xuất của Chính phủ.

Đề xuất Nhà nước độc quyền xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Điểm mới đáng chú ý tại Dự thảo so với các phiên bản trước là đã đề cập phát triển điện hạt nhân. Cụ thể, điện hạt nhân là một trong số các loại điện năng lượng mới. Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện loại này, bên cạnh độc quyền về đầu tư nhà máy thuỷ điện đa mục tiêu và các dự án nguồn, lưới điện khẩn cấp; điều độ hệ thống điện.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phản ánh, có ý kiến cho rằng Việt Nam có tiềm năng về phát triển điện hạt nhân và trong thời gian qua đã có những chuẩn bị bước đầu cơ bản. Trong bối cảnh thế giới đang quay trở lại đầu tư, phát triển mạnh mẽ điện hạt nhân thì việc phát triển nguồn năng lượng này trở nên rất quan trọng.

Mặt khác, điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được mục tiêu net zero vào năm 2050, như cam kết của Chính phủ.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban thẩm tra cho rằng, việc quy định về điện hạt nhân trong dự thảo luật cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, làm rõ các quy định với điện hạt nhân, cũng như nghiên cứu, quy định nguyên tắc trong luật này dẫn chiếu Luật Năng lượng nguyên tử. Bên cạnh đó, cần cung cấp căn cứ chính trị, cơ sở khoa học, công nghệ và kỹ thuật để hỗ trợ việc triển khai các dự án điện hạt nhân.

Ngoài ra, thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo cấp có thẩm quyền về mức độ quy định với phát triển điện hạt nhân, đồng thời bổ sung các quy định về hỗ trợ, quản lý rủi ro, quy định về an toàn và bảo vệ môi trường liên quan đến việc phát triển và vận hành các nhà máy điện hạt nhân.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
  • Văn nghệ sĩ phải thể hiện bản lĩnh, vai trò khi tham gia không gian mạng xã hội
  • Đóa hoa mùa xuân
  • Mắt thần của biển vùng Đông Bắc
  • Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
  • Toyota Bình Phước phát động thi vẽ tranh quốc tế, trao học bổng
  • Công bố và trao giải thưởng Cánh diều năm 2021
  • Hạnh phúc từ những điều nhỏ bé
推荐内容
  • Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
  • Tháng Năm nhớ mẹ!
  • Nỗ lực bảo tồn các công viên địa chất
  • Lặng thầm công việc quản trang
  • Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
  • Gánh chè của mẹ