会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo bong da tv.com】Liên kết vùng còn rào cản do thiếu thể chế đủ mạnh!

【keo bong da tv.com】Liên kết vùng còn rào cản do thiếu thể chế đủ mạnh

时间:2025-01-16 03:35:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:564次
Vững mạnh hơn nhờ tạo lập chuỗi liên kết doanh nghiệp Liên kết vùng đồng bằng sông Hồng tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển Liên kết,ênkếtvùngcònràocảndothiếuthểchếđủmạkeo bong da tv.com khơi dậy tiềm năng phát triển của vùng Đông Nam bộ
Diễn đàn Liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương.
Diễn đàn Liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương.

Tại Diễn đàn Liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương do Tạp chí Kinh Doanh thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vào ngày 3/8/2023, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nhấn mạnh đến những yêu cầu trên, bởi nền kinh tế còn phát triển manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết… sẽ dễ chịu tác động tiêu cực của hội nhập.

Theo bà Minh, hội nhập quốc tế tiềm ẩn không ít rủi ro, đặc biệt là đối với các ngành thay thế nhập khẩu có năng lực cạnh tranh yếu kém. Do đó, yêu cầu phát huy lợi thế cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, cấp vùng, cấp địa phương và cấp ngành hàng phải đi kèm với cải thiện mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Viện trưởng CIEM cũng nhấn mạnh, việc Việt Nam tham gia rất tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, và việc tham gia liên kết khu vực và quốc tế chắc chắn sẽ kéo theo nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, kể cả với các đối tác nước ngoài, qua đó giúp tăng thêm cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Việt Nam có thể có thêm những thuận lợi để các địa phương trong từng vùng liên kết thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài…

Tuy nhiên, một thách thức cản trở sự phát triển của các vùng nói chung và liên kết vùng nói riêng được TS. Trần Thị Hồng Minh chỉ ra là thiếu các thể chế đủ mạnh.

“Nếu thiếu ưu tiên đúng mức cho việc bố trí nguồn lực cho các chương trình, dự án liên kết vùng gắn với các tiêu chí phân bổ và đánh giá cụ thể, khả thi thì các chương trình, dự án này có thể chậm triển khai, thậm chí không triển khai được như mục tiêu, kế hoạch đề ra”, TS. Minh nêu rõ.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho hay, liên kết vùng dù là câu chuyện đã được nói đến rất nhiều, nhưng thực tế vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức. Các vùng trên cả nước nói chung đều thiếu các cơ chế, chính sách phát triển liên kết vùng, nhất là trong hợp tác phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề mang tính liên tỉnh, liên vùng. Hơn nữa, hoạt động hợp tác của các địa phương trong vùng chưa đa dạng, chủ yếu là trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo cán bộ. Hợp tác chủ yếu là song phương, thiếu các hợp tác đa phương.

Tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có 30.425 hợp tác xã (riêng 6 tháng đầu năm thành lập mới 1.032 hợp tác xã, 133 liên hiệp hợp tác xã, và 120.983 tổ hợp tác trong đó có 76.456 tổ hợp tác nông nghiệp, thì việc liên kết vùng mở rộng ra không gian hoạt động chắc chắn sẽ góp phần giúp cho hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ hiệu quả hơn, lợi thế hơn nhờ quy mô.

Trước những vấn đề nêu trên, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh, nội dung quan trọng cần làm là tạo cơ chế và động lực cho các chính quyền địa phương trong vùng liên kết với nhau cùng thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở cấp vùng.

“Việc thành lập Hội đồng điều phối cho từng vùng kinh tế - xã hội là một bước đi cần thiết, song chưa đủ. Các địa phương trong vùng cần có động lực để cùng hợp tác, cùng hành động hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp độ vùng, chứ không chỉ là phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn của mình”, bà Minh nhấn mạnh.

Nhìn từ nhu cầu địa phương, bà Lê Thị Tâm, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành cấp vùng phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp vùng và thực hiện quản lý nhà nước về phát triển vùng; đưa nông dân vào guồng máy sản xuất lớn trong nền nông nghiệp hiện đại cùng với sự liên kết của doanh nghiệp và hợp tác xã thì phải giải quyết được bài toán tích tụ ruộng đất…

Để liên kết vùng mang lại hiệu quả, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đề nghị cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân các tỉnh, thành phố nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng hàng hóa để chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh, hướng đến ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung; cùng với đó là phải đẩy mạnh hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa các địa phương, đồng thời kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối của các tỉnh, thành phố với nhau.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • 1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
  • Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ người bệnh đại tràng
  • 3 bí quyết giúp bác sĩ sống lâu 100 tuổi vẫn minh mẫn
  • Phụ nữ châu Á có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thử cổ tử cung cao
  • Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
  • Nam thanh niên nghi mắc bệnh dại sau 1 năm bị chó cắn
  • 6 tác hại của nhịn ăn giảm cân đối với sức khỏe
  • Nguyên nhân khiến người đàn ông đau thắt lưng, suy thận cấp, nguy kịch
推荐内容
  • Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
  • Phát hiện ung thư đại tràng từ dấu hiệu đau bụng quặn từng cơn
  • Sức khỏe các nạn nhân vụ ô tô Camry lao lên vỉa hè tông người ngồi uống trà đá
  • Mỗi ha đất nông nghiệp tại TPHCM mang lại giá trị sản xuất 550 triệu đồng
  • Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
  • 'Phao cứu sinh’ cho người khó khăn trong khám chữa bệnh, không ai ở lại phía sau