【soi kèo tottenham vs man city】Sẽ lấy rừng kinh tế "đổi" cho người dân khu vực rừng phòng hộ rất xung yếu
(CMO) “Nhiệm vụ quan trọng trong điều chỉnh quy hoạch rừng lần này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hạn chế rủi ro do thiên tai tác động trong điều kiện biến đổi khí hậu", đó là phát biểu của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tại buổi thông qua điều chỉnh quy hoạch phát triển rừng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diễn ra chiều 1/12.
Theo quy hoạch được điều chỉnh, diện tích đất lâm nghiệp của Cà Mau đến năm 2020 của 3 loại rừng là 160.120 ha.
Theo thống kê, đến hết năm 2016, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh có khoảng 164.638 ha với 94.224 ha có rừng. Trong đó, đất rừng đặc dụng 24.406 ha (18.226 ha có rừng); đất rừng phòng hộ 36.526 ha (23.341 ha có rừng); đất rừng sản xuất 103.705 ha (có rừng 52.656 ha). Các loại đất rừng hiện nay do vườn quốc gia, ban quản lý rừng phòng hộ, hạt kiểm lâm, lực lượng vũ trang doanh nghiệp và hộ gia đình quản lý. Diện tích đất lâm phần trong các tổ chức Nhà nước đã khoán cho hộ gia đình khoảng 85.444 ha với trên 18.193 hộ.
“Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: cháy rừng mùa khô (rừng tràm), tình trạng chặt phá cây rừng trái phép và ảnh hưởng của sạt lở ven biển do biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn biến nhanh và phức tạp, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng… làm diện tích rừng trên địa bàn tỉnh giảm”, ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau chia sẻ.
Cụ thể, rừng phòng hộ quy hoạch 26.994 ha, kết quả kiểm kê còn 24.857 ha, giảm 2.137 ha; rừng đặc dụng cũng giảm 372 ha, còn 24.403 ha so với quy hoạch. Riêng rừng sản xuất tăng 424 ha lên 61.190 ha so với quy hoạch 60.766 ha. Đặc biệt, theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích có rừng toàn tỉnh là 105.000 ha nhưng kết quả kiểm kê đến năm 2015 chỉ còn 92.284 ha, giảm 12.716 ha.
“Có một lý do khiến diện tích đất rừng giảm là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng nhanh hơn dự kiến”, ông Nguyễn Như Độ, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết thêm. Trong giai đoạn 2011–2016 trên địa bàn các huyện đã có 240,96 ha chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Không dừng lại ở đó, theo kết quả tổng hợp nhu cầu sử dụng cho thấy, nhu cầu chuyển mục đích đất lâm nghiệp để phục vụ cho các công trình, dự án đầu tư giai đoạn 2017–2020 khoảng 808 ha. Trong đó, đất rừng đặc dụng là khoảng 41 ha, đất rừng phòng hộ 221 ha, đất rừng sản xuất 545 ha (đã có chủ trương và danh mục đầu tư).
Ngoài ra, chuyển đổi sản xuất từ đất trồng rừng sang nuôi thủy sản tập trung dự kiến khoảng 1.547 ha (chưa có dự án đầu tư). Cùng với đó là phần diện tích nhỏ lẻ đã giao cho hộ gia đình ở các khu vực rừng sản xuất, khu tái định cư không có khả năng trồng lại rừng trong thời gian tới, do vậy phải chuyển sản xuất khác khoảng 1.864 ha.
Trước sự thay đổi trên, việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết. Theo quy hoạch được điều chỉnh, diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 của 3 loại rừng là 160.120 ha. Cụ thể, đất rừng đặc dụng 24.170 ha, đất rừng phòng hộ 36.261 ha và đất rừng sản xuất 99.687 ha.
Để bảo vệ và phát triển bền vững các loại rừng theo quy hoạch, đợt điều lần này dự kiến sẽ bổ sung nhiều dự án, công trình so với quy hoạch trước. Theo ông Nguyễn Như Độ, để nâng cao năng lực PCCC rừng và phòng chống thiên tai phải đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện, máy móc; tái cơ cấu ngành hàng gỗ, phát triển rừng trồng gỗ lớn; phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng; sắp xếp tổ chức sản xuất lâm nghiệp và tái định cư…
Ông Lý Hoàng Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển kiến nghị chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp khá lớn bởi nhiều nguyên nhân, trước tiên là phục vụ cho quy hoạch phát triển khu tôm công nghiệp công nghệ cao tập trung đã được phê duyệt. Đồng thời, đối với khu vực đất lâm nghiệp ven sông Cửa Lớn, nhiều đoạn dân đã xây dựng công trình cơ bản nên huyện kiến nghị chuyển đổi mục đích để dân ổn định lâu dài.
Riêng về các loại rừng, ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ nhận định, rừng sản xuất hiện nay trồng theo nhu cầu của thị trường, nếu quy hoạch cố định diện tích rừng tràm gỗ lớn đến năm 2030 là 1.300 ha là chưa phù hợp và khó thực hiện. Ông Hiếu lý giải thêm, do cây tràm hiện nay chủ yếu phục vụ làm cừ xây nhà, nếu trồng tràm gỗ lớn thì không mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau, quy hoạch là để tạo tính chuyên nghiệp trong bảo vệ và phát triển rừng. Do đó trong quy hoạch phải có lộ trình xắp xếp cụ thể từng loại rừng sao cho có tính chuyên nghiệp hơn. Còn như hiện nay, trong tất cả các loại rừng, kể cả rừng phòng hộ rất xung yếu đều có người dân nhận khoán là không ổn. Ông Diệp lo ngại, như quy hoạch điều chỉnh lần này, từ diện tích đất giao khoán hiện trên 85.444 ha, đến năm 2030 giảm xuống còn 59.942 ha là điều vô cùng khó thực hiện nếu không có lộ trình cụ thể.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhận định, nhiệm vụ quan trọng trong điều chỉnh quy hoạch lần này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tác động của thiên tai do tác động của BĐKH. Do đó, số liệu quy hoạch các loại rừng và đất rừng cần được rà soát lại thật chính xác để công tác quản lý được thống nhất và đúng theo quy định. Đổi mới, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý bảo vệ rừng để thực hiện phát triển cho được 3 loại rừng theo quy hoạch. Theo đó, lấy diện tích rừng của hai công ty lâm nghiệp để giao lại cho người dân, nhất là người dân trong khu vực rừng phòng hộ rất xung yếu để trả lại đúng vai trò của 3 loại rừng. Ngoài ra, cần tìm thêm diện tích trồng rừng thay thế để trong quá trình thực hiện quy hoạch được linh động hơn, cũng như để tăng thêm diện tích rừng được chứng nhận.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
- ·Sân chơi cho hiphop
- ·Trải nghiệm nhạc
- ·Làm rõ một giảng viên thông tin không đúng về sữa trái cây
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Tin chuyển nhượng 5/1/2024: MU ký Werner, Arsenal mua Vlahovic
- ·Lý do Dortmund đổi ý, giải cứu Jadon Sancho khỏi MU
- ·Lịch thi đấu Asian Cup hôm nay 14/1
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Đường chân trời lần đầu tiên tham dự Festival Huế 2018
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Trên 100 ngàn lượt khách tham quan, mua sắm
- ·Ghiền làm tình nguyện viên Festival Huế
- ·Xác lập kỷ lục với món bún xào thập cẩm kiểu Huế
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Dortmund bị chê thiếu khôn ngoan khi ký lại Jadon Sancho từ MU
- ·Wayne Rooney bị sa thải sau 83 ngày làm HLV
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/1/2024: MU xuất trận
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Nhật Bản chốt danh sách dự Asian Cup 2024