【tỷ lệ kèo man city】Thu hút và sử dụng vốn FDI: Giảm nguy cơ hai nền kinh tế trong một quốc gia
Hai nền kinh tếtrong một quốc gia
Trong năm 2016,útvàsửdụngvốnFDIGiảmnguycơhainềnkinhtếtrongmộtquốtỷ lệ kèo man city những tranh luận về lợi và hại của nguồn vốn FDI trong nền kinh tế Việt Nam đã trở nên rất nóng qua sự kiện Formosa gây ra thảm họa môi trường ở miền Trung. Câu hỏi lựa chọn cá và thép đã trở thành một chủ đề tranh cãi kéo dài và chắc chắn còn tiếp diễn trong tương lai.
Song song với tranh cãi đó, các chuyên gia kinh tế phát triển cũng đã nêu nhiều lo ngại rằng, FDI có thể phân hóa nền kinh tế. Đầu năm 2016, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã nêu lo ngại về rủi ro hai nền kinh tế trong một quốc gia: đó là nền kinh tế của khu vực FDI và nền kinh tế của doanh nghiệptư nhân nội địa. Rủi ro này đang dần trở thành hiện thực.
Khối FDI hiện chiếm trên 70 % lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong ảnh: Công nhân Công ty Doosan sản xuất thiết bị lọc nước biển xuất khẩu tại Quảng Ngãi. Ảnh: Đ.T |
Không khó để nhận ra sự lấn át và vai trò ngày càng rõ của khối doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế khi nhìn vào đồ thị so sánh tỷ trọng xuất khẩu giữa khối doanh nghiệp trong nước với khối doanh nghiệp FDI. Khối doanh nghiệp FDI chỉ chiếm tỷ trọng 27% trong lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam năm 1995, nhưng đến năm 2016, con số này đã là trên 70%. Nhiều thương hiệu Việt đã bị nước ngoài mua lại trong mấy năm qua và không ít doanh nghiệp liên doanh đã chuyển sang hẳn sang sở hữu nước ngoài 100% vốn.
Sự lấn lướt của khối doanh nghiệp FDI trong mấy năm qua lại không tạo ra một sự lan tỏa đáng kể về công nghệ và trình độ quản lý sang doanh nghiệp trong nước như kỳ vọng. Sự thất bại của ngành ô tôvà công nghiệp phụ trợ là một ví dụ thường được nhắc tới, nhưng còn rất nhiều tình huống tương tự đang diễn ra trong nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia e ngại, sự bành trướng của doanh nghiệp FDI sẽ giết chết các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong khi ban đầu, chúng ta kỳ vọng doanh nghiệp FDI vào sẽ kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp nội địa.
Các số liệu thống kê và điều tra của các tổ chức trong và ngoài nước (như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc - UNIDO) cho thấy, không có sự lan tỏa đáng kể của kinh tế FDI sang kinh tế trong nước về mặt công nghệ, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang dần bị chèn lấn bởi doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân lớn nhiều vốn.
Sự gia tăng của dòng vốn FDI từ Trung Quốc trong vài năm trở lại đây còn làm tình hình trở nên phức tạp hơn. Tình trạng này đang khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ ô nhiễm mới do FDI từ Trung Quốc gây ra bởi chính sách xuất khẩu vốn để khai thác cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tưmà Trung Quốc đã và đang thực thi tại nhiều nước châu Phi và Nam Mỹ. Đó là chưa nói đến chính sách đầu tư trọn gói (bundle strategy) mà Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích doanh nghiệp của họ thực hiện: đầu tư FDI kèm theo sử dụng nhân công Trung Quốc và khuếch trương ảnh hưởng của công nghệ Trung Quốc sang các nước.
Tất cả những yếu tố đó đang đặt ra nguy cơ xung đột về quan điểm trong việc thu hút vốn FDI ở Việt Nam.
Một mặt, trong tình trạng rất cần vốn của nền kinh tế và những hạn chế trong gia tăng chi tiêu đầu tư phát triển của Chính phủ, FDI là một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế ở Việt Nam và là một thành tích để các địa phương có thể báo cáo Chính phủ. Do đó, chắc chắn không ít quan điểm sẽ vẫn ủng hộ việc đẩy mạnh thu hút FDI và ưu đãi các doanh nghiệp này.
Ngược lại, những lo ngại về ô nhiễm môi trường, chiến lược FDI của Trung Quốc và sự lấn át của khối ngoại trong nền kinh tế cũng sẽ tạo ra ngày càng nhiều tâm lý chống lại việc tiếp tục ưu đãi để cạnh tranh thu hút vốn FDI.
Ở một góc độ nào đó, quan điểm ưu đãi FDI là dùng nguồn lực nhà nước để trợ giá doanh nghiệp FDI là một quan điểm đang lan rộng trên toàn cầu và sẽ tìm được nhiều ủng hộ ở Việt Nam. Trong khi đó, quan điểm phân biệt đối xử với FDI từ Trung Quốc cũng đang hình thành với việc một số nước châu Âu đang xem xét không tiếp nhận một số thương vụ thâu tóm và sáp nhập từ Trung Quốc cũng như vốn FDI nước này trong lĩnh vực công nghệ và nông nghiệp để tránh rủi ro bị đánh cắp công nghệ và phá hoại môi trường.
Vì vậy, ứng xử như thế nào với vốn FDI trở thành một thách thức rất lớn cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, khi mà không có bài học nào của nước khác hoàn toàn thích ứng cho Việt Nam. Việt Nam không đủ giàu và phát triển như một vài nước châu Âu để có thể nói không với vốn FDI từ một nước nào đó, nhưng chúng ta cũng sợ trở thành thiên đường khai thác và ô nhiễm như một vài nước châu Phi và Nam Mỹ và chúng ta cũng sợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước bị bóp nghẹt.
Cách đây mấy năm, khi nói về nỗi lo FDI có thể phân hóa nền kinh tế, GS. Trần Văn Thọ, giảng viên Trường đại học Waseda (Tokyo, Nhật Bản) cho rằng, thu hút và sử dụng vốn FDI như thế nào là một nghệ thuật và mấy năm qua chúng ta rõ ràng chưa thật sự học hỏi tốt môn nghệ thuật này.
Cần gia tăng liên kết dọc và xóa bất bình đẳng trong đối xử với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vấn đề cốt lõi trong rủi ro hai nền kinh tế trong một quốc gia là, FDI không tạo ra hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc ra nền kinh tế, nghĩa là, doanh nghiệp FDI không kéo theo một sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi giá trị của họ. Rõ ràng nhất là doanh nghiệp FDI chỉ tận dụng lợi thế nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu tại chỗ để lắp ráp và xuất khẩu và vẫn sử dụng linh kiện phụ trợ nhập khẩu hoặc do chi nhánh Việt Nam của nhà cung cấp nước ngoài cung cấp. Họ cũng không chuyển giao đáng kể công nghệ tiên tiến sang nước ta. Vì vậy, bước đi quan trọng đầu tiên để xóa ảnh hưởng tiêu cực của chuyện hai nền kinh tế trong một quốc gia là gia tăng liên kết theo chiều dọc.
(责任编辑:La liga)
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Cận cảnh máy bay chạy hoàn toàn bằng điện vừa được Canada thử nghiệm
- ·Đến năm 2025, khoa học và công nghệ sẽ đóng góp 40% vào tăng trưởng kinh tế
- ·19 tập đoàn, tổng công ty thu gần 1,48 triệu tỷ đồng năm 2019
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Trợ lý giọng nói Google Assistant sẽ là ‘người dẫn tin tức’ trên mọi thiết bị di động
- ·Tân Chủ tịch 7X của Cao su Sao Vàng
- ·NASA ra mắt bản đồ 3D mô phỏng bề mặt Mặt Trăng
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Viettel có tần số mới cho mạng 4G phục vụ dịp Tết 2020
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Sa thải quản lý, McDonald mất 4 tỷ đô la
- ·Ồ ạt trao thưởng 2 nghìn tỷ đồng cho các tỷ phú, xổ số Vietlott thu 10 tỷ/ngày
- ·Acer ra mắt Swift 5 Air Edition siêu nhẹ chỉ 950 gram
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·4 dịch vụ mới chia sẻ tập tin dung lượng lớn nên sử dụng
- ·Techfest Việt Nam 2019: Điểm độc đáo từ thiết kế với 5 trụ cột, 12 làng công nghệ
- ·Kỳ lạ việc Nhật Bản nhập khẩu 5 loại virus nguy hiểm trước thềm Olympic Tokyo
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·4 dịch vụ mới chia sẻ tập tin dung lượng lớn nên sử dụng
- Law on international agreements and thrift practice report debated by NA deputies
- Deputy PM attends UNSC video meeting celebrating end of World War II
- 14th NA’s ninth session to discuss trade deals, COVID
- Inspection Commission proposes expulsion of former official from Party
- 12 suspects involved in BIDV violations to be prosecuted
- ASEAN 2020 National Committee convenes fifth meeting
- Leader stresses critical issues in personnel preparations for 13th National Party Congress
- ASEAN senior officials meet online
- NA debates draft law on Việt Nam Border Guard Law
- EU Ambassador voices concern over unilateral actions in East Sea