【kết quả bóng đá c1 châu á】CEO Grab sau thương vụ SPAC: Nắm giữ 60,4% quyền biểu quyết dù chỉ có 2,2% cổ phần
CEO Grab sau thương vụ SPAC: Nắm giữ 60,ươngvụSPACNắmgiữquyềnbiểuquyếtdùchỉcócổphầkết quả bóng đá c1 châu á4% quyền biểu quyết dù chỉ có 2,2% cổ phần
Điều gì khiến các cổ đông Grab tin tưởng trao cho Anthony Tan quyền kiểm soát lớn như vậy ở một tập đoàn trị giá hàng chục tỷ USD?
Sau khi thông báo kế hoạch đưa Grabra mắt công chúng với mức định giá dự kiến 39,6 tỷ USD, Anthony Tan đã nói với các nhân viên rằng thỏa thuận này chỉ chạm vào "phần nổi của tảng băng" so với tác động của tập đoàn lên nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ có trụ sở tại Singapore hiện là một trong những công ty lớn nhất khu vực và được đánh giá là một siêu ứng dụng cung cấp các dịch vụ đa dạng từ gọi xe, giao hàng đến tài chính.
Thị trường định giá Grab như thế nào vẫn chỉ là dự đoán, tuy nhiên có một điều chắc chắn: Tương lai tập đoàn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vị CEO 39 tuổi Anthony Tan - người sẽ giành được 60,4% quyền biểu quyết mặc dù chỉ có 2,2% cổ phần sau thương vụ IPO thông qua SPAC diễn ra vào cuối năm nay.
Quyền kiểm soát không tương xứng với số cổ phần sở hữu khiến nhiều người đặt câu hỏi với Anthony Tan: Liệu anh ta có xứng đáng và tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư?
Ấn tượng trong mắt nhà đầu tư
Cách đây 9 năm, Tan thành lập MyTeksi (tiền thân của Grab), một công ty khởi nghiệp đặt xe taxi ở quê nhà Malaysia cùng người bạn cùng lớp ở Harvard - Tan Hooi Ling. Tan có khởi đầu thuận lợi do đã quen thuộc với ngành giao thông vận tải vì có gia đình điều hành Tan Chong Motor, một nhà phân phối ô tô lớn ở Malaysia.
Tan có tham vọng tạo ra hệ thống giao thông an toàn và minh bạch hơn ở Đông Nam Á, nơi việc bắt taxi vẫn còn nhiều rủi ro - đặc biệt là với phụ nữ và các tài xế thường đẩy giá cước taxi lên quá cao.
"Tan đặt mục tiêu rất rõ ràng: Anh ấy muốn biến MyTeksi thành ứng dụng thống trị trong khu vực ở mảng đi chung xe", Chua Kee Lock, CEO quỹ đầu tư mạo hiểm Vertex Holdings nói.
Vertex trở thành nhà đầu tư tổ chức đầu tiên của Grab vào năm 2013 và không lâu sau đó là một loạt cái tên lớn như SoftBank, Didi Chuxing, Toyota và Microsoft.
"Anh ấy rất khiêm tốn, có khả năng lắng nghe và học hỏi, và điều đó đã giúp anh ấy xây dựng niềm tin mạnh mẽ với đội ngũ nhân viên và các nhà đầu tư theo thời gian", Jixun Foo đến từ GGV Capital - một quỹ đầu tư khác có cổ phần tại Grab cho biết.
Tiền vốn mà Tan huy động được từ các tập đoàn danh tiếng giúp Grab có chi phí để thực hiện các gói ưu đãi cho người dùng, thu hút tài xế và dần dần trở thành một thương hiệu phổ biến ở Đông Nam Á.
Từ một công ty địa phương, Grab cạnh tranh sòng phẳng với Uber - ứng dụng gọi xe nổi tiếng toàn cầu trong khoảng 5 năm trước khi đẩy chính Uber khỏi khu vực Đông Nam Á vào năm 2018. Ngay sau thương vụ Uber, Grab tiếp tục tăng tốc thực hiện chiến lược "siêu ứng dụng" và mở rộng mũi nhọn sang các lĩnh vực mới như giao hàng, tài chính,...
Tan còn có một ưu điểm khác là khả năng thúc đẩy nhân viên từ các giám đốc cấp cao đến tài xế. Anh thường xuyên trực tiếp giao đồ ăn để hiểu được nhu cầu của người dùng và lái xe Grab. Điều này có ý nghĩa không nhỏ khi Grab hiện có khoảng 5 triệu "tài xế đối tác" và là lực lượng không thể thiếu để vận hành tập đoàn.
"CEO trọn đời"
Người sáng lập các tập đoàn thường mong muốn giữ được quyền kiểm soát nhất định sau khi công ty ra mắt thị trường công khai. Một nhà sáng lập mạnh mẽ với quyền kiểm soát đa số có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, tập trung vào chiến lược dài hạn mà không phải xét tới biến động trên thị trường chứng khoán ngắn hạn.
Theo Nikkei Asia, mong muốn giữ quyền kiểm soát của Tan nổi lên sau khi thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek sụp đổ. Các cổ đông lớn ở Grab mong muốn biến Tan thành "CEO trọn đời" khi trao cho anh quyền kiểm soát đa số và cả quyền phủ quyết với các quyết định từ hội đồng quản trị.
Bằng cách IPO thông qua SPAC, Grab đã đi tắt để niêm yết trên thị trường chứng khoán, đạt được mức định giá gần 40 tỷ USD và cho phép Anthony Tan duy trì sức ảnh hưởng ở tập đoàn.
Hiện tại, Gojek đã hợp nhất cùng gã khổng lồ thương mại điện tử Tokopedia để tạo nên tập đoàn GoTo. Giống như Grab, tập đoàn công nghệ mới đến từ Indonesia dự kiến sẽ ra mắt công chúng trong năm nay, động thái khiến việc IPO của Grab ngày càng được chú ý hơn.
"Có một số rủi ro nhất định. Chúng ta đang nói đến tình huống các nhà quản lý hàng đầu (như Tan) sẽ hành động theo hướng có lợi cho bản thân và khiến các nhà đầu tư khác gặp rủi ro", Lawrence Loh, phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore nói về việc Anthony Tan chiếm quyền biểu quyết đa số ở Grab.
Thách thức đi kèm quyền lực
Việc có tỷ lệ cổ phần và quyền biểu quyết không tương xứng không phải là điều bất thường, đặc biệt là đối với các công ty mới thành lập hoặc các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình. Nhưng tỷ lệ quyền biểu quyết gấp 27,45 lần so với cổ phần sở hữu (60,4 so với 2,2) như trường hợp Anthony Tan vẫn là "rất, rất cao", ông Loh nhận định.
Tại Sea - tập đoàn sở hữu Shopee, nhà sáng lập kiêm CEO Forrest Li chỉ có tỷ lệ 1,5. Ông có 37,7% quyền biểu quyết và sở hữu 25,1% cổ phần tính đến tháng 3/2021.
Trong khi đó Bom Suk Kim, người sáng lập và CEO Coupang, có tỷ lệ 7,52. Ông có 76,7% quyền biểu quyết và 10,2% cổ phần sở hữu sau khi công ty thương mại điện tử Hàn Quốc ra mắt công chúng vào năm nay.
"Một khi Grab được niêm yết, thách thức quan trọng hơn đối với Tan là tạo dựng niềm tin với các nhà đầu tư đại chúng bằng hệ thống quản trị tốt và minh bạch. Tan đã làm rất tốt vai trò một nhà lãnh đạo, tuy nhiên sau Grab sau IPO là câu chuyện hoàn toàn khác bởi lúc này công ty cần tuân theo các quy tắc niêm yết", Phó giáo sư Loh nói.
Nikkei Asia: Gojek mở dịch vụ gọi xe ô tô tại Việt Nam, thách thức thị phần của Grab
Không dừng lại ở đó, Tan sẽ phải thuyết phục các nhà đầu tư rằng Grab đang trên đường đi đến lợi nhuận. Start-up "kỳ lân" nổi tiếng đã ghi nhận khoản lỗ ròng 2,7 tỷ USD vào năm ngoái và lỗ lũy kế nay đã lên tới 10 tỷ USD.
Việc Grab bao giờ có thể có lãi vẫn là một dấu hỏi, nhất là khi sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như GoTo và Sea vẫn ngày càng tăng lên.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Phái sinh: VN30 khả năng vẫn nối tiếp đà phục hồi nhẹ
- ·Xây dựng hồ sơ di tích ở Hương Thủy: Đua với thời gian
- ·Nhận định bóng đá Barca vs Sevilla, 2h ngày 4/4
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Trụ ngân hàng giữ nhịp VN
- ·Phái sinh: Khả năng đà giảm VN30 vẫn còn, nhưng không nhiều
- ·Chứng khoán phái sinh: Vị thế mua trở lại chiếm ưu thế
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Hệ thống VNACCS không treo nợ phí của các Hiệp hội
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Kết quả bóng đá Đức 2
- ·Kết quả bóng đá hôm nay
- ·Kết quả bóng đá Hà Lan 4
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Hơn 1,35 triệu cổ phiếu CER chào sàn
- ·HLV Ancelotti tự tin Real Madrid thắng Barca dù vắng Benzema
- ·Trái phiếu: Vì cung ít, nên ‘đắt hàng’
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Tin bóng đá 9/4: Haaland chê MU, Barca lấy Kante