【lịch bóng đá vleague 2023】Kiểm tra chuyên ngành: Chờ sự bứt phá
Nút thắt trong thông quan
Một ngày cuối năm 2016, chúng tôi có dịp gặp gỡ lãnh đạo một DN chuyên sản xuất đá ốp lát nhân tạo tại Hà Nội. Trong bộn bề những lo toan dịp cuối năm với kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho năm 2017, chuyện lương, thưởng cho người lao động…, vị giám đốc vẫn nặng thêm mối lo về việc dán nhãn năng lượng cho các động cơ và thiết bị NK. Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này nhưng ông vẫn không thể nào lý giải được việc cơ quan quản lý lại có thể đưa ra một quy định gây khó cho DN như vậy.
Vị giám đốc đầy ưu tư: Nhiều năm qua, quy định về dán nhãn năng lượng cho các động cơ và thiết bị NK như “vòng kim cô” đối với hoạt động của DN. Bởi toàn bộ hệ thống dây chuyền công nghệ, động cơ điện phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy được NK từ Italy, nhưng vì không có sự tương ứng trong quy định tiêu chuẩn giữa châu Âu và Việt Nam nên DN gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là việc “nhãn năng lượng xanh” tại châu Âu không áp dụng cho động cơ có phanh nhưng Việt Nam vẫn áp dụng. Vì vậy mà DN không ít lần gặp tình huống tréo ngoe là nhập 100% động cơ có phanh từ châu Âu (một khu vực có tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa) nhưng đều không đạt tiêu chuẩn Việt Nam nếu áp dụng theo quy định hiện nay và buộc DN phải tái xuất rất tốn kém, chưa kể đến những thiệt hại trong sản xuất.
Không chỉ gây khó khăn cho DN như đề cập ở trên, nhưng vướng mắc liên quan đến KTCN hàng hóa XNK còn gây sự hiểu nhầm giữa cơ quan Hải quan và DN. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hà Tây (Cục Hải quan Hà Nội) Đoàn Mạnh Hải chia sẻ: Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thời gian thông quan cho một lô hàng luồng Xanh chỉ từ 1 đến 3 giây. Đối với lô hàng luồng Vàng, Đỏ cơ quan Hải quan cũng rút ngắn thời hạn tối đa, chẳng hạn luồng Vàng từ 5 đến 10 phút; luồng Đỏ (tùy lượng hàng hóa) nhưng thông thường cũng chỉ từ khoảng 30 phút đến 1 giờ. Tuy nhiên, nếu lô hàng có yêu cầu KTCN, thời gian thông quan có thể kéo dài tới 30 ngày hoặc hơn. Chỉ khi cơ quan quản lý chuyên ngành thông báo lô hàng đủ điều kiện NK, cơ quan Hải quan mới có thể thông quan, lúc đó DN mới được sử dụng hàng hóa.
“Nếu DN không thấu hiểu, không phân định được đâu là phần việc của Hải quan, đâu là phần việc của cơ quan khác, họ có thể đổ lỗi lô hàng chậm thông quan thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan. Thậm chí, khi lô hàng không đủ điều kiện NK, cơ quan Hải quan phải xử lý vi phạm hành chính, ra quyết định buộc tái xuất hoặc tiêu hủy, DN có thể khiếu nại, khởi kiện cơ quan Hải quan. Thực tế lô hàng chậm thông quan do thời hạn KTCN, hoặc không được thông quan do không đủ điều kiện NK, cơ quan Hải quan đứng ra xử lý vi phạm hoặc ra quyết định tiêu hủy hàng hóa theo quy định, và DN chỉ biết đấy là việc làm từ cơ quan Hải quan”- ông Hải nói.
Một mình Hải quan là không đủ!
Nhận rõ lực cản của KTCN đối với hoạt động XNK, những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều chỉ đạo quyết liệt. Trong đó yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tập trung tháo gỡ.
Trong năm 2016, dù trong bộn bề công việc của ngành Hải quan, song Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn vẫn dành nhiều thời gian làm việc trực tiếp với lãnh đạo một số Bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Y tế) để cùng rà soát tiến độ triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả KTCN đối với hàng hóa XNK, kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng tổ chức nhiều đợt làm việc, tập trung rà soát văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, KTCN để phối hợp với các bộ, ngành rà soát, chuẩn hóa mã HS đối với các Danh mục hàng hóa XNK thuộc diện KTCN; rà soát tiến độ triển khai việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Chính phủ. Sau nhiều đợt rà soát, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có văn bản báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và kiến nghị các bộ, ngành về những văn bản liên quan đến KTCN cần sửa đổi, bổ sung.
Trên thực tế những nỗ lực của ngành Hải quan, tiếng nói của DN đã tạo nên sự chuyển biến nhất định ở các bộ, ngành. Điểm đáng chú nhất trong cải tiến chính sách về KTCN đối với hàng hóa XNK là việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư 23/2016/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may đã gỡ bỏ bất cập diễn ra trong nhiều năm qua của các DN hoạt động trong lĩnh vực này.
Cũng là Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12 thay thế Thông tư 07/2012/TT-BCT về quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo hướng bãi bỏ các quy định, điều khoản đang bị phàn nàn là gây khó cho DN.
Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, những cải cách đối với hoạt động KTCN của các bộ, ngành vẫn chưa có sự đột phá. Theo kết quả rà soát của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 25/11/2016 vẫn còn 63/87 văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung, thay thế (trong 63 văn bản này, có nhiều văn bản đang được bộ quản lý chuyên ngành hoàn thiện để công bố).
Là người trực tiếp tham gia xây dựng Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK và theo sát việc triển khai Đề án này, ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, hiện số lượng các văn bản đã được rà soát và sửa đổi chưa đạt yêu cầu của Đề án 2026. Khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hàng hóa KTCN từ 30-35% hiện nay xuống dưới 15%. Nguyên nhân chủ yếu là do các bộ, ngành chưa áp dụng quản lý rủi ro trong quy định về KTCN, chưa công nhận kết quả kiểm tra lẫn nhau, chưa chuyển việc kiểm tra từ khâu trong thông quan sang khâu sau thông quan đối với một số mặt hàng thuộc đối tượng kiểm tra chất lượng. Thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép, văn bản thông báo kết quả KTCN còn rườm rà, nhiều thủ tục chưa thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Chờ sự đột phá
Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (tháng 10/2016) đã cho thấy quyết tâm của các cấp lãnh đạo trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đặc biệt, ngày 6/2/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK theo đúng chỉ đạo tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2016/NQ-CP. Với những quyết sách đúng đắn và kịp thời trên, hy vọng KTCN sẽ có sự đột phá trong thời gian tới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Giá vàng SJC đi ngược chiều với vàng thế giới
- ·Áo điều hòa giá tiền triệu liệu mặc có thực sự 'mát như điều hòa'?
- ·BHXH Việt Nam ủng hộ 2 tỷ đồng phòng chống dịch Covid
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Việt Nam thực thi hiệu quả các FTA, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
- ·Trung tâm Báo chí Đại hội XIII đã sẵn sàng cho ngày khai trương
- ·Xuất hiện loại robot đặc biệt sử dụng tia cực tím để tiêu diệt virus Sars
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Kit test nhanh Covid
- ·Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- ·Khoảng 48 triệu người Việt có thu nhập trên 20 USD/ngày vào năm 2030
- ·Vi phạm về hoạt động chứng nhận chất lượng, một trung tâm đăng kiểm bị đình chỉ hoạt động
- ·Tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Giá vàng hôm nay 11/9: Vàng SJC nới rộng chênh lệch, cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
- ·Lễ chuyển giao công nghệ nha khoa kỹ thuật số Shining 3D Aoralscan 3 tại Nha khoa An Phước
- ·Doanh nghiệp dệt may bối rối về cách tiếp cận vaccine cho người lao động
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Sun Group tiếp tục đưa thương hiệu quản lý khách sạn nổi tiếng về Nam Phú Quốc