【kết quả anh a】Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm đồng bào ấp Hưng Điền B, huyện Tân Hồng (Long An) trong chuyến đi kiểm tra, thị sát và chỉ đạo công tác cứu trợ nhân dân vùng bị lũ lụt và khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (27 đến 29-9-2000).
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân cả nước.
Chia sẻ cảm xúc trong ngày diễn ra Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nhiều tầng lớp nhân dân bày tỏ sự kính trọng, biết ơn vị lãnh đạo tâm huyết, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Người lãnh đạo luôn lắng nghe nhân dân
Ra Hà Nội từ sáng sớm, ông Nguyễn Văn Thiệu (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) đứng lặng rất lâu bên ngoài cổng Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông) để tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Ông Thiệu cho biết, tuy chưa bao giờ được gặp trực tiếp, nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng, được hiểu về quá trình hoạt động cách mạng của vị lãnh đạo này, ông vô cùng khâm phục.
"Nguyên Tổng Bí thư luôn quan tâm đến vấn đề dân sinh và tư tưởng “lấy dân làm gốc” luôn được đề cao. Khi còn làm việc, ông thường xuyên về cơ sở, lắng nghe những tâm tư, nguyên vọng của nhân dân để từ đó đưa ra những quyết định có lợi cho nhân dân," ông Nguyễn Văn Thiệu chia sẻ.
Nhiều người dân cho rằng Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là người rất quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng khi đang ở vị trí cao nhất của Đảng.
Bà Chu Thị Mùi (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) cho rằng sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới - hội nhập kinh tế thì một số cán bộ lãnh đạo, quản lý có những biểu hiện tha hóa, biến chất, tham nhũng.
Với vai trò là Tổng Bí thư, ông đã thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá đúng thực tế và thể hiện quyết tâm chấn chỉnh đội ngũ thông qua việc quyết liệt đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm làm trong sạch bộ máy, giữ gìn sức chiến đấu của tổ chức đảng, củng cố niềm tin của nhân dân.
Theo bà Mùi, kể cả khi đã nghỉ công tác, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rất quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân, nhất là ở khu vực còn nhiều khó khăn.
Không xa rời thực tiễn, ông thường xuyên cập nhật thông tin, theo dõi hoạt động trên các lĩnh vực và có nhiều ý kiến tâm huyết giúp cải thiện đời sống cho nhân dân.
Từng nhiều năm là chỉ huy trong quân đội, ông luôn thể hiện bản lĩnh của người lính Cụ Hồ, với tấm lòng trung với Đảng, hiếu với dân nhằm vượt qua được mọi thử thách khó khăn, gian khổ.
Bởi vậy cho nên dù ở cương vị nào, trong hoàn cảnh nào, ông cũng kiên định, nhiệt huyết với sự nghiệp của Đảng và nhân dân.
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thị sát đoạn bờ sông Trà Khúc thuộc địa phận xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi bị sạt lở sau đợt lũ tháng 12-1999(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Thầy cô Trà Leng cạo núi bùn, dọn trường sau mưa lũ
- ·“Nhớ lời Bác dặn” nhân kỷ niệm 49 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri tại Hà Tĩnh
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Hà Nội: Thành phố tốt nhất để tìm kiếm việc làm
- ·Trạm yêu thương tháng 10: Hành trình đến với tiếng đàn của cô gái 10X khiếm thị
- ·Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính triển khai nghiêm túc các nghị quyết của Trung ương Đảng
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Gạo Việt mất dần lợi thế cạnh tranh!
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Quan hệ Việt Nam
- ·Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị liên quan
- ·Thị trường bất động sản: Thả nổi hay giải cứu?
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Sách giáo khoa có “sạn”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm
- ·Những con số vui
- ·Nông nghiệp là “kho vàng tiềm năng” của Tiền Giang
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Cảnh báo thủ đoạn Tuyển mẫu nhí chụp ảnh làm đại diện thương hiệu