【nhận định trận đấu】Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo Ấn Độ
Việt Nam bắt đầu nhập khẩu gạo 100% tấm từ Ấn Độ. |
Ngày 4/1/2021,ìsaoViệtNamnhậpkhẩugạoẤnĐộnhận định trận đấu Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, lần đầu tiên, quốc gia này xuất khẩu gạo sang Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, đã bắt đầu nhập khẩu ngũ cốc từ "đối thủ" Ấn Độ sau nhiều thập kỷ khi giá nội địa tăng cao nhất trong 9 năm do nguồn cung trong nước hạn chế.
Hãng tin Reuters xác nhận thông tin từ ông B.V.Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, Việt Nam bắt đầu mua gạo từ quốc gia này và đây là lần đầu tiên Ấn Độ xuất khẩu gạo sang Việt Nam.
Cụ thể, các thương nhân Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo 100% tấm cho các chuyến hàng tháng 1 và tháng 2/2021 với giá khoảng 310 USD/tấn theo phương thức giao hàng lên tàu (FOB). Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán trong khoảng từ 500-505 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với giá gạo cùng loại của Ấn Độ là 381-387 USD/tấn.
Đại diện Hiệp hội Xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, nhu cầu mạnh mẽ từ các nước châu Á và châu Phi cũng đã làm tăng giá gạo Ấn Độ nhưng mức giá của họ vẫn rất cạnh tranh do nguồn cung dồi dào. Ấn Độ dự đoán Việt Nam có thể nhập khẩu nhiều hơn miễn là vẫn còn chênh lệch về giá.
Vào tháng 12/2020, nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng bắt đầu mua gạo Ấn Độ lần đầu tiên sau ít nhất ba thập kỷ do nguồn cung từ Thái Lan, Myanmar và Việt Nam bị thắt chặt và đề nghị giảm giá mạnh.
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, năm 2020, Ấn Độ đã xuất khẩu 14 triệu tấn gạo, con số được cho là kỷ lục.
Do gạo tấm có ưu điểm giá rẻ hơn các loại gạo nguyên hạt, có nhiều kích cỡ nên có thể sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm, tùy thuộc vào mục đích khác nhau. Loại gạo này cũng có thể sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và cho các nhà máy bia.
Còn theo một số doanh nghiệp, do nhu cầu đối với chủng loại gạo tấm phục vụ cho mục đích làm bột, bánh, bún, phở và cơm tấm đang gia tăng ở trong nước, trong khi nguồn cung của phân khúc này lại thiếu hụt, không đủ để phục vụ nên nhập khẩu cũng là lẽ thường tình.
Số liệu sơ bộ từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng sản lượng lúa của Việt Nam năm 2020 giảm 1,85%, xuống 42,69 triệu tấn, tương đương khoảng 21,35 triệu tấn gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào năm 2020 được dự báo sẽ giảm 3,5% xuống còn 6,15 triệu tấn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Chính phủ cần có kế hoạch tổng thể để liên kết vùng
- ·Huyện Vĩnh Lợi, Đông Hải: Đưa vào sử dụng nhiều cầu giao thông nông thôn
- ·Năm 2023, cấp mới 43 mã số vùng trồng nội địa
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sáng tác văn học cho lực lượng sáng tác ĐBSCL
- ·Đại hội Đoàn Luật sư tỉnh Bạc Liêu lần thứ V, nhiệm kỳ 2024
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri Bù Đăng
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Việt Nam lên tiếng kêu gọi đối thoại, bảo vệ người dân Ukraine
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Bình Phước: Bước đầu triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 06
- ·Lộc Ninh họp báo công bố Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
- ·Quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của EC đối với ngành thủy sản Việt Nam
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Tàu cá BL
- ·Cần xử lý hình vẽ bậy trên cầu Võ Thị Sáu
- ·Bộ Tổng tham mưu làm việc, chúc Tết Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·NCB thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh Bạc Liêu