【ti so bong da duc】Quy hoạch Quảng Ngãi: 4 hành lang chiến lược, 6 không gian động lực phát triển bền vững
Sứ mệnh mới đặt lên vai tỉnh Quảng Ngãi
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng,ạchQuảngNgãihànhlangchiếnlượckhônggianđộnglựcpháttriểnbềnvữti so bong da duc Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng nay, 16/3.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh: Đức Trung) |
Theo đánh giá của tỉnh, quy mô GRDP năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi đạt 82.480 tỷ đồng, đứng ở vị trí thứ 5/9 so với các tỉnh Vùng duyên hải miền Trung. Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo (lọc dầu, thép). Cơ cấu kinh tếtỉnh chưa đa dạng, đang phụ thuộc vào một vài doanh nghiệplớn. Quảng Ngãi hiện là một tỉnh lớn trong sản xuất công nghiệp nền tảng, nhưng lại là một tỉnh nhỏ về thương mại - dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp của tỉnh đang dần hoàn thiện, đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất với cảng nước sâu. Xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Mặc dù có xuất phát điểm của giai đoạn tốt nhưng đang tụt hậu dần. Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình là 8,4%/năm nhưng đến giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình giảm xuống 4,87%/năm, nằm nhóm 3 tỉnh thấp nhất Vùng. Bên cạnh đó, sức lan toả của các vùng động lực (TP. Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn) ra các khu vực khác và của các ngành nghề chủ lực (lọc dầu, thép…) ra xã hội còn hạn chế. Liên kết ngành, kết nối doanh nghiệp trong các KCN, CCN còn yếu và chưa hình thành liên kết vùng. Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch đang dưới mức tiềm năng và chưa tạo dựng được thương hiệu.
"Có phải chúng ta đang quá phụ thuộc vào Dung Quất, vào dầu, vào thép. Rất nhiều vấn đề phải tháo gỡ. Quãng Ngãi thời gian tới phải cơ cấu lại các ngành, không được quá phụ thuộc vào, khu kinh tế Dung Quất, nhà máy lọc dầu hay nhà máy thép", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng lưu ý, Quảng Ngãi cần tận dụng hết các mối liên kết kinh tế với Quảng Nam, Bình Định, nhất là với khu kinh tế Chu Lai. Hai khu kinh tế bên cạnh nhau, cần tạo ra mối liên kết chặt chẽ để trở thành một tổ hợp công nghiệp lớn của cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ hội để Quảng Ngãi sắp xếp lại không gian phát triển, tìm ra yếu tố mới trong bối cảnh mới hiện nay, giúp tỉnh định vị lại mình, xác định những điểm nghẽn, nút thắt cần phải giải quyết cũng như tìm ra những động lực mới, xung lực mới cho tỉnh để tận dụng được các tiềm năng lợi thế.
Chúng ta đang có những thuận lợi là Nghị quyết 26, Quy hoạch tổng thể quốc gia đã được phê duyệt, các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị… “Trong đó đặt lên vai Quảng Ngãi một sứ mệnh mới, đó là trở thành cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung. Sứ mệnh, vai trò, vị trí của Quảng Ngãi phải khác, phải làm sao đóng góp xứng đáng trong vùng động lực này, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Đức Trung) |
Lựa chọn phát triển hài hòa và bền vững
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, công tác tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định tầm nhìn dài hạn để phát triển tỉnh Quảng Ngãi.
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng 3 kịch bản phát triển: Kịch bản 1: Phát triển theo hướng đa trung tâm; Kịch bản 2: Phát triển theo hướng công nghiệp hóa toàn diện và Kịch bản 3: Phát triển theo hướng hài hòa và bền vững.
Ông Minh cho biết, quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng 3 kịch bản phát triển (Kịch bản 1: Phát triển theo hướng đa trung tâm; Kịch bản 2: Phát triển theo hướng công nghiệp hóa toàn diện và Kịch bản 3: Phát triển theo hướng hài hòa và bền vững), theo đó mỗi kịch bản đều có những ưu thế và nhược điểm riêng.
Với điều kiện thực tế và với tiềm lực, dư địa phát triển hiện có, qua phân tích, cân nhắc các yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường, Tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn phát triển theo hướng hài hòa và bền vững (tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 là 7,25-8,25%; trong đó: 2021-2025 là 7-8% và 2026-2030 là 7,5-8,5%) là kịch bản phát triển của Tỉnh trong thời kỳ tới.
Cùng với đó, Tỉnh xác định mục tiêu đến năm 2030, Quảng Ngãi là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước; là tỉnh công nghiệp với hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép; hướng tới năm 2050, Quảng Ngãi là tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, Tỉnh lựa chọn hướng phát triển hài hòa và bền vững. (Ảnh: Đức Trung) |
4 hành lang kinh tế chiến lược, 6 không gian kinh tế động lực
Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích thực trạng, nhận diện được các thế mạnh, điểm yếu của từng vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh, Quy hoạch tỉnh cũng đã định hình không gian, tầm nhìn phát triển thể hiện qua cấu trúc 4 hành lang kinh tế chiến lược, 5 vùng liên huyện kết nối, 6 không gian kinh tế động lực; đây được xem là cấu trúc của sự phát triển cân bằng, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực duyên hải, trung du, miền núi và hải đảo của tỉnh Quảng Ngãi.
Phân vùng 6 không gian kinh tế động lực tỉnh Quảng Ngãi. (Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ngãi) |
Cấu trúc không gian phát triển tỉnh Quảng Ngãi sẽ được phát triển theo 4 hành lang kinh tế chiến lược gồm: (1) Hành lang kinh tế Bắc Nam: Dung Quất - TP. Quảng Ngãi - Sa Huỳnh (hành lang Bắc Nam quốc gia); (2) Hành lang Ba Vì (Ba Tơ) - Sơn Hà - Sơn Tây - Trà Bồng (hành lang liên kết nội Tỉnh, dọc theo tỉnh lộ 622, 626 và 24B kết nối từ Trà Bồng đến Ba Tơ); (3) Hành lang Lý Sơn- Dung Quất - Trà Bồng - Trà My dọc quốc lộ 24C mở rộng kết nối Trà My, và cửa khầu Nam Giang (Hành lang Đông Tây phía Bắc); (4) Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 24 Sa Huỳnh- Ba Tơ- Bờ Y: từ Phổ An đi Thạch Trụ - Phổ Phong đến Ba Tơ - Kon Tum - Bờ Y - Ngọc Hồi (Hành lang Đông Tây phía Nam).
Đồng thời định vụ không gian kinh tế động lực: (1) Thành phố Quảng Ngãi và vùng phụ cận (Khu vực A): Vùng phụ cận thuộc một phần các Huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành; (2) Vùng động lực công nghiệp của tỉnh (Khu vực B): Bao gồm huyện Bình Sơn (Khu kinh tế Dung Quất) và một phần huyện Trà Bồng, một phần huyện Sơn Tịnh là trọng điểm công nghiệp và dịch vụ hậu cần; (3) Khu vực kinh tế sinh thái biển (Khu vực C): Bao gồm thị xã Đức Phổ và Huyện Mộ Đức; (4) Khu vực kinh tế rừng xanh (Khu vực D): Bao gồm các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ; (5) Hành lang nông nghiệp bền vững (Khu vực E): Bao gồm các khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi phát triển nông nghiệp xen giữa các khu vực đồi núi thuộc địa giới hành chính của các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, một phần huyện Sơn Tịnh, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ; (6) Đảo Lý Sơn - “ngọc lớn - ngọc bé” của Biển Đông (Khu vực F): Đảo Lý Sơn, với định hướng phát triển đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển - đảo.
Phân chia hệ thống đô thị thành 3 vùng đô thị động lực mang tính bổ trợ lẫn nhau, bao gồm: (1) Vùng đô thị trung tâm: thành phố Quảng Ngãi và vùng phụ cận; (2) Vùng trung tâm đô thị phía Bắc: thị xã Bình Sơn, thị trấn Trà Xuân, KKT Dung Quất; (3) Vùng trung tâm đô thị phía Nam: thị xã Đức Phổ và vùng phụ cận.
"Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đây sẽ là công cụ quan trọng để Tỉnh hoạch định đường hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ tới, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi khẳng định.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Tổng cục Đường bộ yêu cầu dừng thu phí Trạm BOT Bắc Bình Định – Quốc lộ 1 từ 29/10
- ·Bố trí 3.600 tỷ đồng cho tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang
- ·Giải quần vợt VTF Master 500: Nguyễn Văn Phương thắng trận ra quân
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa tổ chức Hội nghị WEF ASEAN
- ·Tham gia lựa chọn nhà đầu tư phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu?
- ·'Gặp Iraq là cơ hội để tuyển Việt Nam kiểm chứng những gì đã chuẩn bị'
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Chứng minh năng lực các thành viên trong liên danh nhà thầu
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·FA Cup, Arsenal
- ·League Cup nước Anh, Chelsea
- ·Thanh Hóa “lưỡng lự” tiếp nhận dự án xi măng vào Khu kinh tế Nghi Sơn
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Bắc Giang thu hút trên 35.000 tỷ đồng đầu tư phát triển du lịch
- ·Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng được bảo lãnh Chính phủ để vay nước ngoài
- ·Đấu thầu thủy tinh thể Bệnh viện Mắt Trung ương: Bảo lưu tiêu chí nghi định hướng thầu
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Hội thao Công đoàn Công ty TNHH Kubota Việt Nam