【kq stuttgart】UNICEF: Gần 20 triệu trẻ em không được tiêm chủng trong năm 2018
Tiêm vắcxin phòng cúm cho học sinh tại trường học ở Sochi, Nga. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Gần 20 triệu trẻ em không được tiêm vắcxin trong năm 2018. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, sự gia tăng các ca mắc sởi càng bộc lộ "lỗ hổng nguy hiểm" trong những nỗ lực nhằm bảo vệ trẻ em trước những căn bệnh có thể ngăn chặn được.
Trong báo cáo hàng năm công bố ngày 15-7, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết năm ngoái có 19,4 triệu trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ, tăng so với con số 18,7 triệu trẻ em trong năm 2017 và 18,5 triệu trẻ em trong năm 2016.
Những số liệu trên đã chỉ ra một sự "đình trệ nguy hiểm" đối với tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu, mà theo các cơ quan của Liên hợp quốc nguyên nhân là do xung đột và bất bình đẳng.
Điển hình là tỷ lệ bao phủ toàn cầu của việc phối hợp vắcxin chống các bệnh như bạch cầu, uốn ván, ho gà và sởi chỉ đạt con số 86% kể từ năm 2010, tỷ lệ này cho thấy số trẻ em được tiêm vắcxin là chưa đủ.
Giám đốc UNICEF Henrietta Fore, trong một tuyên bố cho biết chỉ riêng năm 2018, đã có khoảng 350.000 ca mắc sởi được thống kê trên toàn cầu, cao hơn gấp đôi so với năm 2017.
Tháng Tư vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng công bố báo cáo cho biết năm 2019 sẽ là năm tồi tệ hơn, với thống kê sơ bộ cho thấy các ca mắc sởi được báo cáo trong quý 1/2019 cao gấp 300 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng trong năm 2018, 90 nước, phần lớn là các nước giàu có, đã đưa chương trình tiêm chủng phòng chống ung thư ở người (HPV) vào chương trình tiêm chủng quốc gia.
Trước đó, loại vắcxin này được dùng cho các bé gái, nhưng gần đây đã được sử dụng cho cả bé trai, nhằm chống lại loại virus có thể lây qua được tình dục, gây nhiều bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư cổ tử cung.
Giám đốc cơ quan tiêm chủng của WHO, bà Kate O'Brien cho rằng một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi trên thế giới "hồi sinh" là do cái gọi là "phong trào chống vắcxin" viện dẫn những xác suất sai sót của khoa học liên quan đến một số loại vắcxin có những tác dụng phụ.
Điều này đã khiến nhiều bậc cha mẹ không tin tưởng vào vắcxin.
Hiện tượng không cho con tiêm chủng đang ngày càng gia tăng ở Mỹ và châu Âu.
Bà Kate O'Brien bày tỏ lo ngại về tình trạng hiểu sai lệch, thậm chí thông tin hoàn toàn sai như vậy.
Mặc dù vậy, bà Kate O'Brien nhấn mạnh rằng việc tiếp cận với nguồn vắcxin vẫn là trở ngại chính. Các nước có hệ thống y tế công yếu kém nhất vẫn là những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Cháy chợ có nhiều người Việt buôn bán tại Ekaterinburg (Nga)
- ·Đắm tàu ngoài khơi Comoros làm 50 người tử vong
- ·Iran sở hữu rađa phát hiện máy bay không người lái
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Chiến lược tương lai của quân đội Mỹ
- ·Nga phóng tên lửa Sineva từ tàu ngầm nguyên tử
- ·Khai mạc hội nghị thành lập Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Philippines: động đất, 5 người bị thương
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·AL kêu gọi chấm dứt phong tỏa tài sản của Libya
- ·Hải quân Iran bắt đầu tập trận ở Eo biển Hormuz
- ·Mexico: Máy bay đâm vào cửa hàng, 3 người chết
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Iran công bố kết quả bầu cử Quốc hội vòng một
- ·Cháy tàu hiện đại của hải quân hoàng gia Malaysia
- ·Tiêu diệt hai thành viên Al Qaeda ở Yemen
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Tàu du lịch mắc cạn ngoài khơi Italy, 6 người chết