【ty le ca cuoc anh】Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đầy đủ trách nhiệm trong biên soạn sách giáo khoa
Ảnh minh họa. |
Tiếp tục phiên họp thứ 25,ộGiáodụcvàĐàotạochưađầyđủtráchnhiệmtrongbiênsoạnsáchgiáty le ca cuoc anh chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Kết quả giám sát cho thấy, sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung sách giáo khoa cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Theo đánh giá của đoàn giám sát, hệ thống sách giáo khoa phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên lựa chọn các bộ sách phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, đặc điểm vùng miền, nhận thức của học sinh.
Năm học 2020-2021, có 5 bộ sách sách giáo khoa lớp 1. Từ năm học 2021 - 2022 đến nay, có 3 bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều…
Giá sách tăng từ 2 - 4 lần
Tại báo cáo, đoàn giám sát chỉ ra khá nhiều hạn chế trong thực hiện đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Cụ thể, việc thẩm định, tiếp thu chỉnh sửa một số sách giáo khoa chưa chặt chẽ dẫn tới chất lượng chưa bảo đảm, còn nhiều lỗi, nội dung thiếu chính xác, văn phong chưa chuẩn mực ở nhiều sách giáo khoa, nhất là với sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6 và Lịch sử lớp 11.
Chất lượng một số sách giáo khoa của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn hạn chế. Một số sách giáo khoa có nội dung chưa phù hợp với học sinh, còn khó, kiến thức nặng.
Một số nội dung chưa cụ thể nên học sinh khó hiểu, khó giải thích vấn đề; chưa phù hợp với một số vùng miền, có từ ngữ mang tính địa phương; một số đoạn văn, bài thơ đưa vào sách giáo khoa chưa được đánh giá cao.
Vẫn theo đánh giá của đoàn giám sát, việc lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa tạo ra khó khăn trong khâu đặt hàng, bảo đảm cung ứng sách giáo khoa trước năm học mới. Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức.
Trong khi đó, cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, qua nhiều khâu trung gian. Tình trạng thiếu sách giáo khoa diễn ra ở nhiều nơi, nhất là trước thềm năm học mới. Phụ huynh, học sinh gặp nhiều phiền hà trong việc mua sách giáo khoa theo kênh phát hành tự do qua hệ thống cửa hàng bán lẻ.
Đáng chú ý là giá sách giáo khoa theo Chương trình mới tăng 2 - 4 lần giá sách giáo khoa Chương trình cũ.
Cụ thể, với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới có giá từ 179.000 - 194.000 đồng/bộ, khoảng 19.000 đồng/cuốn, trong khi bộ sách cũ có giá 54.000 đồng, khoảng 9.000 đồng/cuốn. Tương tự, các bộ sách giáo khoa lớp 2 mới có giá từ 179.000 - 186.000 đồng/bộ, khoảng 18.000 đồng/cuốn; bộ cũ có giá 53.000 đồng…
Giá sách cao, gây khó khăn cho một bộ phận người dân, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, theo đoàn giám sát.
Ngoài ra, tình trạng bán sách giáo khoa kèm sách bài tập, tài liệu tham khảo diễn ra ở nhiều nơi, dẫn tới tăng chi phí mua sách.
Ddù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại, nhưng không sử dụng được nhiều lần, báo cáo nêu.
Hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa là chưa phù hợp với chủ trương của Đảng
Liên quan đến trách nhiệm của những hạn chế, đoàn giám sát nêu rõ, việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng.
“Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được 1 bộ sách giáo khoa của Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước; chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm Nhà nước trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhất là quản lý, cập nhật, chỉnh sửa, phát triển chương trình, nội dung giáo dục phổ thông, sách giáo khoa”, báo cáo chỉ rõ.
Tiến độ biên soạn, thẩm định, in, phát hành tài liệu giáo dục địa phương còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Công tác thực nghiệm sách giáo khoa chưa được coi trọng đúng mức, chưa bảo đảm cả chiều rộng và chiều sâu.
Việc thẩm định đối với một số sách giáo khoa chưa chặt chẽ dẫn tới chất lượng một số sách giáo khoa chưa bảo đảm, nhất là sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6, Lịch sử lớp 11. Việc tổ chức tập huấn sử dụng và nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa ở cơ sở giáo dục còn hình thức; việc cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, qua nhiều khâu trung gian, chi phí phát hành (chiết khấu) sách giáo khoa cao, không hợp lý; giá bộ sách giáo khoa mới cao hơn từ 2-4 lần so với bộ sách giáo khoa cũ. Tình trạng sách lậu, sách giáo khoa giả diễn ra phức tạp.
“Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trực thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trong việc biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa, còn để xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật, chi phí phát hành (chiết khấu) cao, giá sách giáo khoa khá cao”, đoàn giám sát nhận định.
Phần giải pháp, đoàn giám sát kiến nghị, khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, định giá tối đa sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, tiết giảm chi phí trung gian, giảm tỷ lệ chiết khấu để giảm giá sách giáo khoa.
Đặc biệt, đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra/điều tra toàn diện việc xác định, sử dụng chi phí phát hành (chiết khấu) sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Với Chính phủ, kiến nghị của đoàn giám sát là chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nhất là công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị giáo dục; công tác in, phát hành sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các nhà xuất bản, việc xác định, sử dụng chi phí phát hành (chiết khấu) sách giáo khoa; chuyển cơ quan điều tra khi xác định dấu hiệu vi phạm.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Chuyện yêu nhiều tin đồn của Hoa hậu Tiểu Vy
- ·Chung kết cuộc thi hoa hậu chuyển giới của Hương Giang bị 'tuýt còi'
- ·Hoa hậu Đỗ Thị Hà chiếm trọn spotlight khi khoe cặp chân nuột nà không tỳ vết
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Thí sinh hoa hậu cụt chân trình diễn váy dạ hội gây chú ý
- ·Chuyện yêu nhiều tin đồn của Hoa hậu Tiểu Vy
- ·Hoa hậu Đỗ Thị Hà chiếm trọn spotlight khi khoe cặp chân nuột nà không tỳ vết
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam lội bùn bắt cá, lấm lem bùn đất
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Á hậu Việt Nam không vào showbiz, chọn làm tiếp viên hàng không là ai?
- ·Hoa hậu Thế giới trầm cảm vì phẫu thuật thẩm mỹ hỏng
- ·Hoa hậu Phan Thị Mơ vật vã với bệnh đau dạ dày
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Hoa hậu Ngọc Hân hiếm hoi cho chồng kém tuổi 'lên sóng'
- ·Bước sang tuổi U60, hai nàng hậu vẫn tự tin diện bikini khoe vóc dáng
- ·Thực hư cuộc thi 'Hoa hậu trí khôn Việt Nam' đang gây bão mạng
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Hoa hậu Hòa bình Colombia 2017 tử vong sau tai nạn giao thông