【kết quả bóng đá đức b】Hướng tới kinh tế biển hiện đại, bền vững
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau đến năm 2030”. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều đại biểu là đại diện các sở ngành, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các nhà khoa học đến từ các Viện, trường,…
Ông Mai Hữu Chinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, nhận định, kinh tế biển, đảo chiếm một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát biểu tại hội thảo, ông Mai Hữu Chinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, nhận định, kinh tế biển, đảo đã được xác định chiếm một vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu với bên ngoài,…
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế thì kinh tế biển của tỉnh đang phải đối mặt với những thách thức. Do đó, cần nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện về những tiềm năng, lợi thế, thực trạng và thách thức trong phát triển kinh tế biển của tỉnh, hướng đến phát triển mạnh các ngành kinh tế biển mũi nhọn như thuỷ sản, du lịch dịch vụ và năng lượng tái tạo. Đồng thời, có giải pháp khắc phục thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khai thác IUU...
Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham gia của lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương và các nhà khoa học.
Theo đó, tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cho những vấn đề cốt lõi trong phát triển kinh tế biển của Cà Mau như: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản; phát triển du lịch biển bền vững; khai thác hiệu quả năng lượng tái tạo; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; bảo vệ môi trường biển; thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế;…
ThS Huỳnh Văn Khải, Phó trưởng Phòng Quản lý khai thác và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay chính là cơ chế, chính sách, pháp luật về biển và hải đảo chưa đầy đủ, một số chủ trương lớn của Đảng chưa được cụ thể hoá kịp thời.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến cực đoan; tình trạng sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của người dân. Đồng thời, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các khu công nghiệp còn yếu kém và chưa được đầu tư đồng bộ; các khu dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư chưa tương xứng với tình hình thực tế phát triển của tỉnh.
Theo ThS Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, để thu hút đầu tư phát triển hệ sinh thái nuôi trồng và chế biến thủy sản công nghệ cao tại tỉnh, cần xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, nhất là về thuế và tín dụng.
Có thể thấy, những khó khăn của kinh tế biển hiện nay chủ yếu vẫn là nguồn lực đầu tư. Theo ThS Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, để thu hút đầu tư phát triển hệ sinh thái nuôi trồng và chế biến thuỷ sản công nghệ cao tại tỉnh, cần xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, nhất là các chính sách liên quan đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ vay vốn ưu đãi và các quỹ khuyến khích đầu tư công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, cần cải thiện thủ tục hành chính, đảm bảo quy trình đầu tư nhanh chóng, minh bạch và đơn giản hoá các quy định liên quan đến cấp phép hoạt động.
Cửa biển Sông Đốc là nơi có đội tàu khai thác lớn nhất tỉnh và là đô thị động lực kinh tế biển tỉnh.
“Cà Mau có tiềm năng phát triển mạnh mẽ thông qua mô hình hợp tác công - tư, đặc biệt trong các lĩnh vực thuỷ sản, du lịch và năng lượng tái tạo. Theo đó, tỉnh cần phối hợp với doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề để đẩy nhanh ứng dụng các thành quả khoá học trong thực tiễn, sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Đây là giải pháp quan trọng giúp tối ưu hoá chuỗi giá trị thủy sản, đảm bảo tính khép kín, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu nuôi trồng, truy xuất nguồn gốc,… và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. Từ đó, giúp ngành thuỷ sản của Cà Mau phát triển theo hướng bền vững và hiện đại”, ông Hải đề xuất./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Địa điểm check
- ·Thái Lan: Con đường gập ghềnh sau trưng cầu dân ý
- ·Những điểm du xuân chỉ cách Hà Nội vài tiếng đi xe máy
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Donald Trump vẫn quyết đuổi 11 triệu người nhập cư trái phép khỏi Mỹ?
- ·Thêm nhiều ngân hàng trung ương lớn cân nhắc điều chỉnh lãi suất
- ·Du khách bị phạt hơn 66 triệu đồng và hủy visa vì giấu 6kg thịt trong vali
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Dùng xe đông lạnh vận chuyển trái phép hơn 1 tấn bạc
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·Apple bị EC buộc trả tới 14,5 tỷ USD tiền thuế cho Ireland
- ·Quán bún chả ốc, nem ốc chuẩn vị xưa độc nhất Hà Nội, khách đến ăn đông kín
- ·Những cung đường 'tình' nhất Việt Nam nhất định phải đặt chân tới
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Đàn voi ở Buôn Đôn chính thức dừng cõng khách sau nhiều tranh cãi
- ·Thông điệp của Tổng thống Mỹ khi có chuyến thăm lịch sử Hiroshima
- ·Accor và Ennismore mở rộng khắp Đông Nam Á
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Thổ Nhĩ Kỳ: Tiếp tục đánh bom nhằm vào xe quân sự gây thương vong