会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo nha cai malaysia】Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: Hoàn thiện thẩm quyền của Hải quan!

【keo nha cai malaysia】Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: Hoàn thiện thẩm quyền của Hải quan

时间:2025-01-26 17:22:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:982次

sua doi bo luat to tung hinh su nam 2003 hoan thien tham quyen cua hai quan

Công chức Hải quan KTM Lao Bảo (Quảng Trị) kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: Q.H

Cơ quan Hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự,ửađổiBộluậttốtụnghìnhsựnămHoànthiệnthẩmquyềncủaHảkeo nha cai malaysia tiến hành điều tra, kết thúc điều tra vụ án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát (VKS) truy tố hoặc khởi tố, điều tra ban đầu rồi chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan điều tra (CQĐT) chuyên trách điều tra theo thẩm quyền. Đó là những căn cứ pháp lý để cơ quan Hải quan đấu tranh, chống các loại tội phạm thuộc thẩm quyền. Trước yêu cầu của công tác phòng chống tội phạm, nghiên cứu các quy định của pháp luật, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để tăng thẩm quyền cho cơ quan Hải quan.

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan Hải quan. Theo điều 20 PLTCĐTHS, cơ quan Hải quan chỉ có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với 03 tội danh được quy định tại 02 điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (BLHS), đó là: Điều 153. Tội buôn lậu và Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Về số lượng điều luật, thẩm quyền của cơ quan Hải quan rất ít, 02/260 điều luật (chiếm 0,76%). Còn nếu xét theo tội danh thì thẩm quyền của cơ quan Hải quan sẽ càng ít hơn nữa. Từ hạn chế này nên số lượng các vụ án hình sự được cơ quan Hải quan các cấp khởi tố còn khiêm tốn: Năm 2003 (45 vụ), năm 2004 (47 vụ) năm 2005 (52 vụ), năm 2006 (41 vụ). Đây là một hạn chế lớn làm cho cơ quan Hải quan không phát huy hết tác dụng trong trận chiến đấu tranh chống tội phạm.

Thứ hai, khắc phục quy định về thời hạn điều tra hình sự. Đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1 điều 153 và khoản 1 điều 154 BLHS), thể chế hóa điểm a khoản 1 điều 111 BLTTHS nên điểm a khoản 1 Điều 20 PLTCĐTHS có quy định: “Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi tàng trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”.

Nghiên cứu quy định này, chúng tôi thấy BLTTHS và PLTCĐTHS quy định thời hạn điều tra vụ án hình sự 20 ngày đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng của cơ quan Hải quan là không đúng quy định chung về thời hạn điều tra 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại khoản 1 điều 119 BLTTHS. Điều bất hợp lý là cùng một loại tội - tội phạm ít nghiêm trọng, đối với cơ quan điều tra chuyên trách có thời hạn điều tra vụ án là 02 tháng, trong khi đó cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Hải quan) lại chỉ có thời hạn điều tra là 20 ngày.

Thứ ba, bổ nhiệm một số cán bộ Hải quan giữ chức danh Điều tra viên. Theo khoản 2 và khoản 3 điều 20 PLTCĐTHS “Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy, hiện nay hoạt động điều tra các vụ án hình sự của cơ quan Hải quan chưa có Điều tra viên tiến hành điều tra. Chính vì vậy, đối với các loại tội phạm ít nghiêm trọng theo khoản 1 điều 153, khoản 1 điều 154 BLHS cơ quan Hải quan không thể ban hành kết luận điều tra chuyển hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát để truy tố theo thẩm quyền được - Do các biên bản hỏi cung bị can và một số tài liệu do cán bộ Hải quan tiến hành (không phải là Điều tra viên) nên không phải là chứng cứ của vụ án. Đây là một vướng mắc trong thực tiễn đặt ra và cần phải nghiên cứu khi xây dựng Luật tổ chức điều tra hình sự, BLTTHS sửa đổi và Luật Hải quan sửa đổi.

Thứ tư, bổ sung thẩm quyền ban hành lệnh bắt khẩn cấp theo khoản 2 điều 81 BLTTHS cho cơ quan Hải quan. Thực tế hiện nay đang xảy ra tình trạng, đối với những tội phạm theo Điều 153, Điều 154 BLHS xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Hải quan, khi xét thấy cần thiết bắt khẩn cấp thì cơ quan Hải quan lại không có thẩm quyền bắt khẩn cấp. Đồng thời, cơ quan Hải quan cũng không có thẩm quyền ban hành Quyết định tạm giữ hình sự đối với đối tượng vi phạm. Đây là một hạn chế nữa của BLTTHS về thẩm quyền của cơ quan Hải quan.

Thứ năm, cần bổ sung thẩm quyền ban hành biện pháp bắt bị can để tạm giam khoản 1 điều 81 BLTTHS và thẩm quyền ban hành Lệnh tạm giam khoản 3 điều 88 BLTTHS. Luật quy định cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền ban hành quyết định khởi tố bị can nhưng lại không quy định cho cơ quan này có thẩm quyền ban hành lệnh bắt bị can để tạm giam hoặc lệnh tạm giam bị can. Trong khi đó, đây là hai biện pháp ngăn chặn có tác dụng tích cực trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Hạn chế này làm cho hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan khó có thể bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh chống tội phạm.

Tóm lại, tăng thẩm quyền của cơ quan Hải quan là một yêu cầu phù hợp để cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm. Về cơ bản, chúng tôi cho rằng trong lần sửa đổi BLTTHS sắp tới cần phải tăng thẩm quyền cho cơ quan Hải quan theo 5 đề xuất nêu trên.

Thạc sĩ Đỗ Mạnh Quang(Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mường Tè-Lai Châu)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
  • Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc) thúc đẩy hợp tác kinh tế
  • Thủ tướng lên thăm chính thức 3 nước châu Âu, dự Hội nghị cấp cao ASEAN
  • Hàn Quốc kỳ vọng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
  • Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
  • Thương vụ AVG: Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD
  • Thủ tướng: Loại bỏ cơ chế xin cho để phòng, chống tham nhũng, phòng ngừa sai phạm
  • Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có thể ảnh hưởng đến phòng vệ thương mại
推荐内容
  • Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
  • Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 9
  • Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Không cho phép ai ngả nghiêng, dao động
  • Bắt đối tượng tàng trữ trái phép ma túy
  • Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
  • Thủ tướng: 2023 là năm dữ liệu số, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia