【kèo cá cược cúp c2】Khởi sắc giáo dục vùng biển
Học sinh huyện Ngọc Hiển làm bài trong kỳ thi học sinh giỏi vòng huyện năm 2015.
"Những năm đầu từ sau khi chia tách, ngành giáo dục huyện Ngọc Hiển có mặt bằng thấp so với các huyện trong tỉnh. Trường, lớp chủ yếu được xây dựng bằng cây lá tạm bợ, thêm vào đó là tình trạng thiếu giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng của ngành. Đây tưởng chừng là rào cản không thể vượt qua, nhưng chỉ sau 10 năm, giáo dục Ngọc Hiển đã khởi sắc. Trường, lớp ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp hơn, chất lượng giáo dục từng bước nâng lên", ông Nguyễn Minh Út, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hiển, chia sẻ.
Năm 2004, huyện Ngọc Hiển có 25 trường học ở 3 bậc học: mầm non, tiểu học và THCS do Phòng Giáo dục huyện quản lý, với tổng số 408 lớp (bậc học mầm non 18 lớp, tiểu học 303 lớp, THCS 87 lớp), có 488 giáo viên đứng lớp giảng dạy. Trong khoảng thời gian này, ngành giáo dục huyện Ngọc Hiển thiếu khoảng 50 giáo viên bậc học mầm non, tiểu học, THCS. Do thiếu lớp, thiếu giáo viên nên nhiều trường đành ghép lớp để giảng dạy mới đảm bảo việc học tập cho các em học sinh.
Vượt khó trưởng thành
Thầy Mai Kiến Oanh, Trường Tiểu học II xã Ðất Mũi, là một trong những giáo viên có thâm niên công tác giảng dạy gần 30 năm, nhớ lại: “Ban đầu về xã Ðất Mũi công tác, trong 1 phòng học tôi phải dạy luân phiên cùng lúc 2 lớp. Vừa dạy xong lớp này thì quay sang dạy lớp kia, dù vậy các em vẫn nỗ lực học tập”.
Sân trường rộng lớn đáp ứng tốt việc tập thể dục và vui chơi cho học sinh. |
Quê ở Hoà Bình, nhận nhiệm vụ công tác ở Trường THCS xã Tân Ân Tây năm 1989, những ngày đầu giảng dạy, cô Lê Thị Ngọc gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện đi lại và nhớ quê. Nhưng chính tâm hồn ngây thơ của những học trò nghèo ham học tập đã thôi thúc cô bám trường, bám lớp. Gắn bó 26 năm với sự nghiệp giáo dục ở mảnh đất Tân Ân Tây, cô Ngọc quyết cống hiến hết cuộc đời mình vì học trò. Ký ức về những ngày đầu về công tác tại đây trong cô Ngọc vẫn không phai. Cô chia sẻ: “Ban đầu, trường, lớp học còn thiếu thốn nhiều lắm. Mùa mưa dột, còn vào mùa nước dâng, giáo viên, học sinh phải chờ nước cạn rồi cùng tát nước, lau phòng xong mới học được... Vậy mà các em vẫn học chăm chỉ, đến lớp đều đặn”.
Ngoài chuyện thiếu thốn về cơ sở vật chất, ngành giáo dục huyện Ngọc Hiển còn phải đối mặt với tình trạng giáo viên xin chuyển công tác. Theo ông Nguyễn Minh Út, từ năm 2004 đến năm 2012, ngành có trên 100 giáo viên xin chuyển công tác đi tỉnh khác. Ða phần giáo viên lúc bấy giờ là những người ngoài tỉnh về đây công tác, do cuộc sống, hoàn cảnh gia đình nên họ thuyên chuyển. Nếu không cho chuyển cũng không được, mà cho chuyển thì giáo viên đã thiếu lại càng thiếu hơn.
Trước những khó khăn, thách thức đó, những người làm quản lý giáo dục huyện Ngọc Hiển linh hoạt đề xuất UBND huyện Ngọc Hiển khuyến khích giáo viên trẻ có tâm huyết, nhiệt tình với nghề về đây tham gia công tác. Khi nhận công tác về địa phương, giáo viên được hưởng 100% lương, sau 3 tháng giảng dạy được tuyển vào biên chế. Từ đó, huyện đã thu hút được gần 50 giáo viên là con em trong tỉnh về đây công tác. Song song đó, Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hiển còn xin ý kiến UBND huyện Ngọc Hiển đào tạo nguồn nhân lực là những con em của địa phương để đảm bảo số lượng giáo viên đứng lớp giảng dạy. Từ đó, huyện đưa đi đào tạo 3 lớp sư phạm gồm: lớp sư phạm mầm non, lớp sư phạm tiểu học mở tại huyện và 1 lớp cao đẳng sư phạm mở tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau để đáp ứng 100 giáo viên cho bậc học mầm non và tiểu học. Từ đó, đã hạn chế được tình trạng thiếu giáo viên ở các bậc học này.
"Giờ đây nguồn lực giáo viên ở huyện Ngọc Hiển cơ bản đảm bảo đứng lớp giảng dạy ở 3 bậc học do Phòng Giáo dục quản lý", ông Nguyễn Minh Út cho biết.
Dồn sức cho giáo dục
Toàn huyện Ngọc Hiển đã được xây dựng mới 148 phòng học cho bậc tiểu học, THCS theo chương trình kiên cố hoá trường, lớp học. Ngoài ra, mỗi năm huyện cũng trích ngân sách gần 1 tỷ đồng để sửa chữa trường, lớp. Riêng công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng được thực hiện tốt. Ðến nay, huyện có 15/30 trường đạt chuẩn quốc gia, cuối năm nay dự kiến huyện sẽ công nhận thêm 3 trường. Hệ thống trường, lớp học trên địa bàn huyện được xây dựng ngày càng khang trang, các sân chơi, sân tập thể dục cũng được đầu tư xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập cho học sinh. Hiện tại, huyện có 30 trường học, 488 phòng học, thu hút trên 11.000 học sinh theo học ở các cấp học, tổng số giáo viên đứng lớp giảng dạy 576 người.
Chất lượng giáo dục của huyện ngày càng nâng lên, từ các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Hai không” với 4 nội dung: “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn kết với việc triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn"...
Kết quả, tỷ lệ học sinh lên lớp hằng năm đạt trên 98%, học sinh đạt hạnh kiểm từ khá, tốt trở lên. Ðội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, số giáo viên dạy giỏi trong 10 năm được khen thưởng cấp huyện và cấp tỉnh, cấp quốc gia trên 300 lượt giáo viên; học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, cấp quốc gia trên 500 em.
26 năm trong nghề, đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp quốc gia năm 2008, là một trong những tấm gương giáo viên năng động, nhiệt tình và có thành tích đóng góp cho ngành giáo dục huyện Ngọc Hiển trong nhiều năm qua, cô Trịnh Thị Hải Yến, Trường Tiểu học I xã Viên An Ðông, tâm sự: “Chính sự chăm ngoan, học tốt của học sinh là động lực để tôi ra sức rèn kỹ năng nghề nghiệp và gắn bó với nghề đến ngày hôm nay”.
Song song với công tác xây dựng trường, lớp, ngành giáo dục cũng được xây dựng 50 căn nhà công vụ, đáp ứng phần nào nơi ăn, chốn ở cho giáo viên. Cô Nguyễn Thị Niềm, Trường Tiểu học xã Tam Giang Tây, vừa nhận được căn nhà công vụ năm 2015, nói: “Những căn nhà công vụ cho giáo viên được xây cất lên đó là niềm phấn khởi để những giáo viên an tâm bám trường, bám lớp tiếp tục cống hiến cuộc đời của mình cho sự nghiệp trồng người trên vùng đất khó”.
"Dù còn khó khăn nhưng việc các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ xây dựng về cơ sở vật chất trường lớp học, nhà công vụ và có chính sách hỗ trợ xã bãi ngang cho những công chức, viên chức trong ngành góp phần để huyện Ngọc Hiển nâng cao chất lượng giáo dục", ông Nguyễn Minh Út chia sẻ./.
Bài và ảnh: Chí Hiểu
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Gia hạn Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện
- ·Đề xuất đầu tư 1.465 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 53 đoạn qua Trà Vinh
- ·Rà soát cơ chế để hút vốn đầu tư vào nông nghiệp
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Đã sửa chữa dải phân cách hư hỏng trên đường ĐT743
- ·Chế độ dinh dưỡng điều trị di chứng Covid
- ·Bộ Giao thông chuyển giao 8 CTCP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa về SCIC
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Bổ sung 11.902 tỷ đồng vốn TPCP cho các dự án cải tạo QL1 và QL14
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Đại biểu chọn chất vấn trách nhiệm về dự án ngàn tỷ đắp chiếu
- ·Jetro tìm hiểu môi trường đầu tư tại Hải Phòng
- ·Cà Mau dồn dập đón vốn đầu tư
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Đã sửa chữa dải phân cách hư hỏng trên đường ĐT743
- ·Chủ tịch UBND TP.Thuận An chỉ đạo nhanh chóng điều tra, xử lý
- ·Đầu tư các tuyến đường kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Bình Thuận đấu giá quyền khai thác khoáng sản hàng loạt mỏ vật liệu xây dựng