【ket quả cup c1】Cùng với vĩ mô và định giá, chứng khoán Việt còn nguyên vẹn yếu tố hấp dẫn vốn ngoại
Đây là đánh giá về cơ hội thu hút vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam của bà Trần Thị Khánh Hiền – Giám đốc Khối Phân tích,ùngvớivĩmôvàđịnhgiáchứngkhoánViệtcònnguyênvẹnyếutốhấpdẫnvốnngoạket quả cup c1 Công ty Chứng khoán VNDIRECT khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
Bà Trần Thị Khánh Hiền – Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT. |
DÒNG VỐN NGOẠI ĐÃ TÍCH CỰC HƠN HẲN
*PV: Thưa bà, trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước nhiều biến động, tuy nhiên, khối ngoại nhiều tháng gần đây vẫn bền bĩ mua ròng. Bà có thể cho biết về diễn biến của dòng tiền ngoại từ đầu năm tới nay? Tại sao khối ngoại vẫn mua ròng dù dòng tiền nội thận trọng, thưa bà?
Bà Trần Thị Khánh Hiền:Kể từ tháng 4/2022, khối ngoại bắt đầu quay trở lại mua ròng trên TTCK Việt Nam. Khối lượng mua ròng từ tháng 4 đến tháng 6 gần 10.400 tỷ đồng và tính trong 7 tháng đầu năm 2022, khối ngoại mua ròng hơn 1.600 tỷ đồng. Diễn biến này tôi cho rằng là rất tích cực nếu như nhìn lại bối cảnh khối ngoại bán ròng liên tục từ giữa năm 2020.
Những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc rà soát, điều tra các sai phạm trên TTCK từ đầu năm cũng góp phần nâng cao tính minh bạch của thị trường và tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. |
Tôi cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu lạc quan với TTCK Việt Nam khi chúng ta vẫn là điểm sáng tăng trưởng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 7 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế tiếp tục phục hồi trên nhiều lĩnh vực, như kim ngạch xuất khẩu, dịch vụ tiêu dùng, sản xuất công nghiệp, thu ngân sách nhà nước và lượng khách quốc tế. Chính sách điều hành chắc tay của Ngân hàng Nhà nước đã được kiểm định trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ. Lạm phát Việt Nam đang có xu hướng tăng lên theo tình hình chung của thế giới song vẫn được kiểm soát ở mức có thể chống chịu. Đồng Việt Nam tiếp tục duy trì sức mạnh ổn định, trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực như Yên (Nhật), Ringgit (Malaysia), Baht (Thái), … chịu áp lực mất giá trước đồng USD.
Trong những tháng đầu năm, khi những lo ngại về lạm phát toàn cầu gia tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt, xung đột địa chính trị leo thang giữa Nga – Ukraine, thì TTCK Việt Nam đã điều chỉnh giống như hầu hết các thị trường mới nổi, khiến định giá của thị trường rơi xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua. Điều này kích hoạt dòng vốn nước ngoài quay trở lại tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những cổ phiếu đầu ngành có mức định giá hấp dẫn với rủi ro giảm giá thấp.
Cuối cùng, tôi cho rằng những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc rà soát, điều tra các sai phạm trên TTCK từ đầu năm cũng góp phần nâng cao tính minh bạch của thị trường và tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.
NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG - SỨC HẤP DẪN CÒN VẸN NGUYÊN
*PV: Dù không còn tác động của lớn tới diễn biến chung của thị trường, nhưng rõ ràng giao dịch khối ngoại là một điểm sáng của thị trường trong nhiều tháng gần đây, góp phần tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Theo nhận định của bà, dòng tiền khối ngoại sẽ như thế nào cho những tháng cuối năm nay?
Bà Trần Thị Khánh Hiền:Theo quan sát của tôi, trong khi các nhà tư đầu từ Mỹ, châu Âu còn tương đối thận trọng thì các nhà tư trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Thái Lan,… lại rất lạc quan về TTCK Việt Nam. Điều này cũng khá dễ hiểu vì trong bối cảnh FED nâng lãi suất điều hành thì dòng vốn có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi.
Trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã và đang nỗ lực, đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của TTCK Việt Nam, mục tiêu trước năm 2025. Quan sát trường hợp các thị trường khác khi được nâng hạng lên thị trường mới nổi thì 2 - 3 năm trước đó là cơ hội để đầu tư và tích lũy. Vì vậy, dòng vốn ngoại sẽ vẫn tiếp tục lựa chọn Việt Nam vì tiêu chí này. |
Tuy nhiên, dòng tiền thông minh trong khu vực vẫn lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, do họ hiểu rõ đặc tính của TTCK Việt Nam và tin rằng câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam cũng sẽ như các thị trường Thái Lan, Đài Loan 5 năm hay 10 năm về trước. Vì vậy, khi thị trường giảm là cơ hội để giải ngân và tích lũy.
Ngoài ra, cũng có sự trùng hợp đáng chú ý khi thời điểm khối ngoại quay lại mua ròng trùng hợp với thời điểm Việt Nam mở lại các chuyến bay quốc tế và nới lỏng các quy định về nhập cảnh. Có nghĩa là việc tham quan trải nghiệm thực tế các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng góp phần củng cố và tăng cường cho các quyết định trong đầu tư gián tiếp (FII).
Dựa trên cơ sở đó, nhìn về phía cuối năm, tôi rằng khối ngoại vẫn sẽ duy trì xu hướng mua ròng, song khối lượng sẽ không quá lớn do vẫn thiếu vắng dòng vốn lớn từ các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu.
Vĩ mô tăng trưởng ổn định, định giá hấp dẫn và cơ hội nâng hạng là sức hút lớn đối với dòng tiền ngoại vào TTCK Việt Nam. Ảnh: Minh họa. |
*PV: Đâu là những yếu tố tích cực mà TTCK Việt Nam có thể kỳ vọng dòng vốn ngoại vào mạnh hơn trong thời gian tới, thưa bà?
Bà Trần Thị Khánh Hiền:Ngoài hai yếu tố mà tôi có đề cập ở trên bao gồm triển vọng vĩ mô tăng trưởng ổn định và định giá thị trường hấp dẫn, tôi cho rằng có thêm yếu tố sẽ hỗ trợ dòng vốn ngoại trong những năm tới. Đó là câu chuyện nâng hạng thị trường, mặc dù diễn ra chậm song sức hấp dẫn vẫn còn nguyên vẹn.
Trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã và đang nỗ lực, đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của TTCK Việt Nam, mục tiêu trước năm 2025. Quan sát trường hợp các thị trường khác khi được nâng hạng lên thị trường mới nổi thì 2 - 3 năm trước đó là cơ hội để đầu tư và tích lũy. Vì vậy, tôi cho rằng dòng vốn ngoại sẽ vẫn tiếp tục lựa chọn Việt Nam vì tiêu chí này.
ETF VẪN LÀ KÊNH THU HÚT TỐT VỐN NGOẠI
*PV: Theo bà, trong những tháng cuối năm, dòng tiền ngoại sẽ chọn kênh nào? Những nhóm ngành nào sẽ được khối ngoại ưu tiên?
Bà Trần Thị Khánh Hiền: Tôi cho rằng, ETF vẫn là một sản phẩm đầu tư thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Nguyên nhân là vẫn là dòng tiền khối ngoại thời gian tới vẫn chủ yếu đến từ các nước trong khu vực như Đài Loan, Thái Lan,… nơi các nhà đầu tư cá nhân chiếm chủ đạo về giao dịch. Trong khi ETF là một sản phẩm đơn giản và là cách nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhiều cổ phiếu đầu ngành đã đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa, thì sở hữu ETF cũng sẽ là một lựa chọn hợp lý.
Theo quan sát của tôi thì các nhà đầu tư nước ngoài với xu hướng nắm giữ dài hạn, thường lựa chọn các cổ phiếu doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế về quy mô và quan trọng là minh bạch trong công bố thông tin cũng như công tác quan hệ cổ đông (IR) thường xuyên và liên tục.
Một luận điểm khá đơn giản mà các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích là đầu tư vào các doanh nghiệp hưởng lợi từ quy mô dân số Việt Nam. Với triển vọng gia tăng thu nhập trung bình, các ngành như dịch vụ, tiêu dùng, bán lẻ, thực phẩm đồ uống,… sẽ hưởng lợi thế tăng trưởng tự nhiên từ quy mô dân số.
Ngoài ra, khối ngoại cũng sẽ đầu tư theo các xu hướng của các thị trường lớn. Chẳng hạn như giai đoạn 2020 - 2021, khi xu hướng đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ, bán dẫn nổi lên trên thế giới thì Việt Nam không có, do đó đây cũng là một nguyên nhân giải thích lí do khối ngoại bán ròng trên TTCK thời điểm đó. Gần đây, tôi nhận thấy vấn đề an ninh năng lượng và đầu tư có trách nhiệm ESG (môi trường, xã hội và quản trị - Environmental, Social, and Governance) cũng đang nổi lên như một xu hướng đầu tư mới ở các thị trường lớn. Vì vậy, tôi cho rằng đây cũng là nhóm hạ tầng năng lượng và năng lượng sạch cũng sẽ được chú ý trong thời gian tới.
*PV:Xin cảm ơn bà!
(责任编辑:World Cup)
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Siêu mẫu Vũ Thu Phương: 'Tôi kỹ tính hơn cả mẹ chồng'
- ·Hoa hậu Lương Thuỳ Linh, Đỗ Hà nhận nuôi 2 em nhỏ khuyết tật
- ·Nhan sắc hoàn mỹ của Hoa hậu Hoàn Vũ 2022
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Nhan sắc người đẹp Việt đăng quang Hoa hậu Môi trường thế giới 2023
- ·Nhan sắc hoàn mỹ của Hoa hậu Hoàn Vũ 2022
- ·Hoa hậu Mai Phương từng tuyệt vọng vì những lùm xùm sau đăng quang
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Ngọc Châu tiếc nuối khi trượt top 16 Hoa hậu hoàn vũ 2022
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Trước Ngọc Châu, những nàng hậu nào từng vướng scandal học vấn?
- ·Ngắm vẻ kiều diễm của 11 mỹ nhân đăng quang hoa hậu ở Việt Nam năm 2022
- ·Thí sinh hoa hậu đấu giá được hàng trăm triệu đồng ủng hộ trẻ em và người nghèo
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Ngắm những hoa hậu đẹp nhất thế giới năm 2022
- ·BTC Hoa hậu Việt Nam xin lỗi về sự cố váy xuyên thấu của Phương Anh
- ·Vì sao Á hậu Ngọc Hằng quyết định ăn chay suốt đời?
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Hoa hậu Thùy Tiên mặc đồ bộ bán khô mực đêm Sài Gòn