会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo barcelona】Trĩu nặng nỗi lo thiếu điện trước “rừng” văn bản bủa vây!

【kèo barcelona】Trĩu nặng nỗi lo thiếu điện trước “rừng” văn bản bủa vây

时间:2025-01-25 23:40:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:557次
Hệ thống điện hiện nay gần như không có dự phòng về nguồn điện khiến giai đoạn 2021-2025 tiềm ẩn rủi ro thiếu điện.

Văn bản nhiều,rừngkèo barcelona triển khai vẫn mắc 

Thời gian từ khi triển khai đến khi phê duyệt FS khoảng 15-17 tháng đối với dự áncấp 220 kV và khoảng 26-28 tháng đối với dự án cấp 500 kV. Thời gian từ khi phê duyệt FS đến phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán mất thêm khoảng 14-16 tháng đối với dự án cấp 220 kV và từ 20 -22 tháng đối dự án cấp 500 kV.

Đây là thực tế được nêu ra trong báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phục vụ phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây.

Các quy định cụ thể của Luật Xây dựng, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tưvào sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp(Luật số 69)... và các văn bản hướng dẫn thi hành được EVN chỉ ra, bởi đang khiến cho trình tự, thủ tục và thời gian triển khai công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài và qua nhiều cấp trình duyệt.

Bên cạnh đó, việc bố trí quỹ đất và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn, phức tạp trong bối cảnh quy hoạch của các địa phương còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, cơ chế chính sách trong đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án điện.

Đơn cử là vướng mắc trong xác định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh.

Theo Luật Xây dựng, Luật số 69..., thì hội đồng thành viên, chủ tịch công ty trong doanh nghiệp nhà nước chỉ có thẩm quyền quyết định đầu tư với dự án nhóm B trở xuống. Đối với các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, pháp luật chưa có quy định xác định rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu nào (Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...) sẽ có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án này.

Việc xác định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng được thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh cũng đang là vướng mắc mà EVN cho rằng, pháp luật cần có quy định cụ thể để tháo gỡ.      

Việc giải thích thẩm quyền của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng là vấn đề mà EVN mong được làm rõ trong quá trình triển khai dự án điện.

Theo Luật số 69, dự án vượt quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chínhquý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án hoặc vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công, thì hội đồng thành viên, chủ tịch công ty phải “báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt”.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, cơ quan phê duyệt dự án và người quyết định đầu tư là các chủ thể độc lập. Nếu chiếu sang khoản 1, Điều 72, Luật Xây dựng, thì “người quyết định đầu tư xây dựng” lại có quyền phê duyệt, không phê duyệt hay đình chỉ thực hiện dự án đã được phê duyệt khi thấy cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật…

Như vậy, ngay cả việc phê duyệt dự án của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là đồng nhất với thủ tục phê duyệt dự án đầu tư xây dựng theo pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng, thì còn cần làm rõ việc “xem xét, phê duyệt” đối với dự án của Ủy ban là “xem xét” Pre FS (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án) để quyết định chủ trương đầu tư hay “xem xét” FS để quyết định đầu tư đối với các dự án.

“Quy định tại Luật số 69 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này đang dẫn đến các cách hiểu khác nhau trong quá trình xem xét, phê duyệt dự án. Vì vậy, cần có giải thích rõ về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có liên quan, tránh dẫn đến kéo dài công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án”, EVN đề nghị.

Khi “đặc thù”, cấp bách” chưa rõ ràng…

Mặc dù Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, hay Nghị định 59/2015/NĐ-CP có nhắc tới công trình xây dựng đặc thù, công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp có lĩnh vực năng lượng, nhưng theo EVN, việc xác định tiêu chí thế nào là “điều kiện đặc thù, riêng biệt”, thế nào là “các yêu cầu khẩn cấp khác”, thế nào là “cấp bách về an ninh, an toàn năng lượng” chưa được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào.

Tại nhiều Dự án điện, đang diễn ra tình trạng trùng lặp trong việc xem xét bổ sung quy hoạch và xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án nhóm A, các Dự án quan trọng quốc gia.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
  • Vì sao người dùng iPhone 13 không cần phải mua ốp lưng
  • Chip cảnh báo nguy cơ đột quỵ, đau tim
  • Năng lượng hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống
  • Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
  • Ra mắt 2 trung tâm quốc tế về vật lý và toán học
  • Áp dụng ISO 14000 tại Công ty TNHH Thiết bị Điện Đại Thắng
  • Biến phụ phẩm của rượu whisky thành nhiên liệu tiềm năng để sản xuất xăng dầu
推荐内容
  • Quốc lộ nối Đà Lạt
  • Gần 3 tỷ người trên thế giới chưa sử dụng internet
  • Bộ ba 'lợi thế kim cương' tại nhà phố thương mại Broadway
  • ‘Độc đáo’ loại thiết bị siêu nhạy cảm có thể nghe thấy vi khuẩn
  • Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
  • Doanh nghiệp vận tải hành khách sống ‘lay lắt’ chờ phá sản