【ket quả bong da hôm nay】Phát huy nguồn lực “sức mạnh mềm”
Biểu diễn nghệ thuật tại một kỳ Festival Huế. Ảnh: Đức Quang
Văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới
Nhiều quốc gia đã và đang coi “sức mạnh mềm” văn hóa là một nguồn lực khi phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia (về chính trị,áthuy nguồnlựcsứcmạnhmềket quả bong da hôm nay kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, con người, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…) để nâng cao năng lực cạnh tranh (cả kinh tế và văn hóa) và vị thế của quốc gia.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa đang đặt văn hóa các dân tộc trước thách thức các mô típ văn hóa đang được chia sẻ chung và dần trở nên có tính toàn cầu.
UNESCO đã cảnh báo: “Xu hướng toàn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa dạng văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa”.
Dân tộc Việt Nam có nền văn hiến lâu đời, có hệ giá trị và bản sắc riêng. Hệ giá trị và bản sắc đó đã tạo nên “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam. Đó là các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của dân tộc, là bản sắc văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam. Đảng xác định đây là nguồn sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn, cũng là mục tiêu của phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta dễ dàng tiếp thu có hiệu quả những tinh hoa văn hóa, các thành tựu mới về khoa học, kỹ thuật, các kinh nghiệm quản lý văn hóa, xã hội để phát triển bền vững đất nước. Nhưng chúng ta cũng nhận thức sâu sắc rằng: Bảo vệ Tổ quốc hiện nay bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ còn phải bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển văn hóa dân tộc không chỉ là bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn là phát huy giá trị, tinh hoa của văn hóa dân tộc trong đời sống đương đại, phát triển toàn diện và bền vững trong tương lai, cũng như cần thiết phải định hình được vị trí, vai trò của văn hóa dân tộc trong dòng chảy lịch sử văn hóa nhân loại.
Phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu “xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “sức mạnh mềm”, “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam” xuất hiện trong Văn kiện Đại hội của Đảng.
Tiết mục biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Ảnh:Minh Hiền
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài nói tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (24/11): “Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”.
Để phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam, trước hết cần quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là con đường ngắn nhất để lan tỏa “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng sẽ tạo ra nguồn lực như những “cú hích” trực tiếp cho phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương. Muốn vậy cần có cơ chế và giải pháp đúng nhằm xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống với việc xây dựng nền văn hóa và con người trong bối cảnh mới.
Nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời đại mới sẽ cung cấp cơ sở lý luận, định hướng cho sáng tạo văn hóa.
Những giá trị tinh thần nổi bật trong “căn tính dân tộc” tốt đẹp của Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, là lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, là sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...
Trên cơ sở nền tảng đó cần động viên, khuyến khích sáng tạo sản phẩm văn hóa mới có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để gia tăng “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam. Đồng thời, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đều theo hướng định hướng phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, hiện đại… Đây là những “điều kiện đủ” để tăng thêm “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam và lan tỏa “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Ngô Vương Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Đại hội Đảng ở Trung Quốc: "Sự kiện toàn cầu" của làng báo thế giới
- ·Triều Tiên kêu gọi HĐBA thảo luận về các cuộc tập trận Mỹ
- ·Nga không ủng hộ đề xuất của Mỹ cải tổ Liên hợp quốc
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Hội đồng Liên bang Nga kêu gọi cứu thỏa thuận hạt nhân Iran
- ·Cuộc chiến giành ngai vàng nước Áo
- ·Mái ấm gia đình trong tiểu thuyết Hector Malot
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Nga bắt đầu chuyển giao 6 máy bay chiến đấu MiG
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Nga tăng cường bảo vệ không phận phía Đông và phía Tây
- ·Mali: Thủ tướng và các bộ trưởng chính thức từ chức
- ·Pháp hy vọng Mỹ thay đổi quan điểm đối với Hiệp định Paris
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·California điêu đứng vì "bão lửa," số người thiệt mạng tiếp tục tăng
- ·Mỹ tái khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược với Qatar
- ·Quân đội Mỹ đang phát triển mẫu xe thiết giáp thông minh hơn
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Diễn biến chính trong phiên xét xử Đoàn Thị Hương tại Malaysia