【bang xep hang giai nhat】Xin ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định cấm nồng độ cồn
Luật Trật tự,ýkiếnđạibiểuQuốchộivềquyđịnhcấmnồngđộcồbang xep hang giai nhat an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội thảo luận ngay từ đầu Kỳ họp thứ 7. |
Ngày 21/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản xin ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” (tại khoản 2 Điều 9 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ).
Có hai phương án được xin ý kiến.
Phương án 1:Quy định cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ưu điểm của phương án này là tiếp tục kế thừa của quy định trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (khoản 8 Điều 8) và thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 (khoản 6 Điều 5).
Quy định này cũng góp phần phòng ngừa vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, làm giảm tai nạn giao thông đường bộ, giảm những rủi ro, thiệt hại tiềm ẩn do việc sử dụng rượu, bia gây ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người điều khiển, người tham gia giao thông đường bộ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình và toàn xã hội.
Thực tiễn áp dụng phương án 1 đang phát huy kết quả tốt, được cả hệ thống chính trị và đông đảo người dân đồng tình ủng hộ, thực hiện; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tốt hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định.
\Quy định theo Phương án 1 sẽ góp phần phòng ngừa các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích do bị kích thích bởi nồng độ cồn trong người tham gia giao thông đường bộ khi có va chạm giao thông.
Hạn chế là quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn có thể làm thay đổi thói quen sử dụng rượu, bia của một bộ phận người dân Việt Nam trong sinh hoạt văn hóa như đám hiếu, hỷ, liên hoan, lễ, Tết…; làm giảm mức tiêu thụ đồ uống có cồn và tác động tới việc làm, thu nhập của một bộ phận người lao động và người chủ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn.
Ủyban Thường vụ cũng cho biết, có 31/50 đoàn đại biểu Quốc hội và 9 đại biểu Quốc hội phát biểu, thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 7 tán thành với Phương án 1. Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an (cơ quan soạn thảo) nhất trí Phương án 1. Có 25 thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho ý kiến, trong đó có 22/25 thành viên nhất trí Phương án 1.
Phương án 2:Quy định cấm theo mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tương tự quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Ưu điểm là việc quy định ngưỡng giới hạn nồng độ cồn cho phép trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không làm thay đổi thói quen của một bộ phận người sau khi đã sử dụng rượu, bia vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; ít tác động tới mức tiêu thụ đồ uống có cồn, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn và tác động tới người lao động trong lĩnh vực này.
Hạn chế của phương án này là tiếp tục có nguy cơ gia tăng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các vụ tai nạn giao thông đường bộ, dẫn đến nguy cơ làm tăng hậu quả, thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra như các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông khác, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, nguồn lực của đất nước, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Khi quy định trong Luật ngưỡng nhất định thì người uống rượu, bia khó xác định ngưỡng để dừng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý; nguy cơ xảy ra các vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có va chạm giao thông bị kích thích do đã sử dụng rượu, bia.
Có 19/50 đoàn đại biểu Quốc hội và 7 đại biểu Quốc hội phát biểu, thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 7 đồng ý với Phương án 2. Có 3 đại biểu Quốc hội đề nghị đưa ra 2 phương án xin ý kiến; có 25 thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho ý kiến, trong đó có 3/25 thành viên nhất trí Phương án 2.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn 1 trong 2 phương án nêu trên, thời gian hoàn thành trước 9h30 ngày 24/6.
Theo nghị trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào sáng 27/6.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·MobiFone bắt tay Nokia triển khai nền tảng Network as Code nhằm phát triển 5G
- ·Giáo viên mầm non đánh bé 3 tuổi khiến dư luận phẫn nộ
- ·Người dùng có thể yêu cầu AI đặt vé xem ca nhạc, xem phim
- ·Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- ·Phụ huynh, học sinh TPHCM ít hài lòng nhất về vấn đề nào ở trường công lập?
- ·Xe gầm cao cỡ B tháng 9: Xforce giảm doanh số, Creta và HR
- ·Triển lãm Ô tô Việt Nam 2024 khai mạc: 19 thương hiệu chờ tung sản phẩm mới
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Trải nghiệm Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 trên không gian số
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·FPT đặt cược lớn vào AI
- ·Nổi bật tuần qua: Người đi xe máy suýt mất mạng vì lọt điểm mù xe tải
- ·Trạm sạc ảnh hưởng đến quyết định mua xe điện của người Mỹ
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Tiến sĩ bị đồng nghiệp cũ tố "không đóng góp gì" trong sách, trường nói gì?
- ·Sẽ tăng mức phạt với người phát tán tin giả trên mạng xã hội
- ·Ô tô của thương hiệu nào có chi phí vận hành thấp nhất trong 10 năm đầu?
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Chàng trai bị sát hại khi đi gặp mặt bạn gái mới quen qua ứng dụng hẹn hò