【nhan dinh nha cai】Doanh nghiệp công bố lãi đậm
Doanh nghiệp công bố lãi đậm - giá cổ phiếu vẫn lao dốc
Nhiều doanh nghiệp dù có lợi nhuận tăng mạnh so với năm trước và cũng vượt cao so với kế hoạch, nhưng giá cổ phiếu cũng không thể tránh khỏi đợt lao dốc của thị trường chung gần đây. Đối với những nhà đầu cơ lướt sóng thì “tin ra là bán”, nhưng những nhà đầu tư trung, dài hạn lại xem đó là cơ hội để mua vào dựa trên định giá vẫn còn rẻ.
Lợi nhuận đang dần phục hồi
Tính đến hết tháng 1/2021, đã có hơn 500 trong số 750 doanh nghiệp trên sàn HOSE và HNX công bố báo cáo tài chính quý IV/2020, trong đó gần một nửa có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.
Đây là kết quả khá tích cực nếu nhìn vào những thiệt hại mà nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải chịu đựng trong đại dịch năm vừa qua. Có thể thấy sau quý II suy giảm nặng nề, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã dần phục hồi trở lại từ giữa quý III đến nay.
Đáng lưu ý là số lượng doanh nghiệp ghi nhận lỗ cho cả năm 2020 chưa đến con số 50, trong khi số doanh nghiệp có lợi nhuận trăm tỷ đồng trở lên là gần 120 và số có lãi hơn ngàn tỷ đồng là 25 doanh nghiệp.
Quán quân lợi nhuận trong năm 2020 vẫn là Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) với mức lãi ròng hơn 27.839 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2019. Vietcombank dù giảm nhẹ 0,4% nhưng vẫn xếp thứ 2 với lợi nhuận 18.447 tỷ đồng.
Sau một năm 2020 chứng kiến lợi nhuận bứt phá mạnh mẽ, không ít doanh nghiệp trong số này đặt kế hoạch cho năm 2021 thận trọng hơn, do đó một số nhà đầu tư cho rằng chất xúc tác tăng giá của cổ phiếu đã không còn.
Các tên tuổi tiếp theo đều là các ngân hàng, gồm VietinBank, Techcombank, VPBank, BIDV, MBBank, ACB và VIB. Trong tốp 20 doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất còn xuất hiện thêm một loạt ngân hàng khác như HDBank, OCB, TPBank, Sacombank, MSB, LienVietPostBank.
Có thể thấy bất chấp những khó khăn trong năm vừa qua, ngành ngân hàngvẫn ăn nên làm ra và duy trì được xu hướng tăng trưởng, đóng góp lớn vào tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp đang niêm yết.
Ngoài ngành ngân hàng, nhóm chứng khoáncũng ghi nhận lợi nhuận quý IV và cả năm 2020 tăng trưởng mạnh mẽ nhờ giá trị giao dịch trên cả ba sàn tăng mạnh giúp phí môi giới bứt phá, trong khi các mảng tự doanh, cho vay margin cũng đạt kết quả tích cực.
Ngoài ra, tận dụng nhịp tăng mạnh của thị trường vừa qua, nhiều công ty chứng khoán cũng đã chốt lời danh mục đầu tư, hoặc ít nhất cũng được hoàn nhập dự phòng cho các khoản đã trích trước đây.
Cổ phiếu vẫn suy giảm theo thị trường chung
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dù đạt kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với năm trước và cũng vượt cao so với kế hoạch đề ra đầu năm, nhưng giá cổ phiếucũng không thể tránh khỏi đợt lao dốc của thị trường chung gần đây.
Đơn cử như Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) lợi nhuận đạt gần 948 tỷ đồng, vượt 35% so với kế hoạch năm 2020 và tăng đến 66% so với năm 2019, nhưng giá cổ phiếu cũng có lúc giảm hơn 15% trong tuần trước, xấp xỉ mức giảm của VN-Index.
Với hệ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2020 đạt 6.611 đồng/cổ phiếu, sự sụt giảm vừa qua đưa chỉ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) của doanh nghiệp này về còn quanh 7,7.
Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) có lợi nhuận tăng gấp 2,7 lần so với năm 2019 và gấp 2,2 lần so với kế hoạch năm 2020, đạt 336 tỷ đồng, theo đó có hệ số EPS cao nhất trên sàn là hơn 29.000 đồng/cổ phiếu, nhưng giá cổ phiếu vừa qua cũng giảm gần 17%. Dù giá đã tăng gấp gần 3 lần kể từ mức đáy vào cuối tháng 3/2019, nhưng với P/E hiện nay chỉ quanh 4,7 lần, định giá của RAL vẫn khá rẻ.
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng (NDN) có lãi ròng tăng gấp 4,7 lần so với năm 2019, đạt gần 325 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay và gấp 4,3 lần kế hoạch năm, riêng quý IV lãi hơn 70,6 tỷ đồng, tăng gấp 5,8 lần so cùng kỳ năm 2019, nhưng giá cổ phiếu cũng đã mất hơn 30% trong đợt lao dốc vừa qua, khiến hệ số P/E chỉ còn quanh 3,6 lần.
Công ty cổ phần Thống Nhất (BAX) đạt mức lãi cao nhất từ trước đến nay là hơn 145 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với năm 2019 và vượt 34% kế hoạch năm, đẩy EPS năm 2020 lên mức kỷ lục hơn 17.700 đồng/cổ phiếu, cao thứ 3 trong số các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính tính đến nay. Giá cổ phiếu trong đợt điều chỉnh vừa qua cũng đã mất 30% giá trị, đẩy hệ số P/E chỉ còn quanh 4,5 lần.
Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC), một trong những doanh nghiệp nuôi heo lớn nhất hiện nay và nằm trong số cổ phiếu tăng mạnh nhất trong đầu năm 2020, ghi nhận lãi sau thuế năm 2020 lên đến 1.400 tỷ đồng, gấp 4,6 lần so với năm 2019 và là mức cao nhất từ trước đến nay, đã chứng kiến giá cổ phiếu lao dốchơn 30% trong nửa cuối tháng 1 vừa qua, khiến hệ số P/E chỉ còn quanh 4 lần, khi EPS năm 2020 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là hơn 14.000 đồng/cổ phiếu.
Trên sàn UpCom cũng chứng kiến không ít doanh nghiệp ghi nhận năm 2020 lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, như Tổng CTCP Đường sông Miền Nam (SWC) báo lãi quý IV/2020 gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ, cả năm 2020 lãi 149 tỷ đồng, tăng 116% so với năm 2019 và vượt gần 70% kế hoạch đề ra. Giá cổ phiếu SWC sau tin lợi nhuận công bố đã tăng vọt hơn 50%, nhưng sau đó đã nhanh chóng giảm trở lại.
Ngoài chịu áp lực điều chỉnh của thị trường chung, đối với không ít nhà đầu cơ lướt sóngvốn thường có quan điểm “tin ra là bán” và cũng đã đạt mục tiêu kỳ vọng, họ càng tranh thủ chốt lời khi doanh nghiệp công bố lợi nhuận khả quan trong mùa báo cáo tài chính vừa qua.
Ngoài ra, sau một năm 2020 chứng kiến lợi nhuận bứt phá mạnh mẽ, không ít doanh nghiệp trong số này đặt kế hoạch cho năm 2021 thận trọng hơn, do đó một số nhà đầu tư cho rằng chất xúc tác tăng giá của cổ phiếu đã không còn.
Dù vậy, đợt điều chỉnh vừa qua lại trở thành cơ hội mua vào với những nhà đầu tư trung, dài hạn theo trường phái cơ bản, hoặc những người đang muốn tái cấu trúc danh mục, khi mức định giá của những doanh nghiệp này được cho là quá rẻ so với mặt bằng thị trường chung hiện nay.
Thống kê cho thấy có hơn 100 doanh nghiệp đang có hệ số P/E dưới 7, trong số này có gần 40 mã cổ phiếu có P/E từ 5 trở xuống.
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu năm 2022
- ·Ngành Xuất bản phát huy sứ mệnh lưu trữ, tích lũy và truyền bá tri thức
- ·Diễn viên ít tuổi nhất gây chú ý ở 'Phố trong làng'
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Cơ hội săn hàng hiệu chính hãng miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet, ưu đãi đến 50%
- ·Táo Quân 2022: Trung Ruồi, Đỗ Duy Nam vào vị trí của Xuân Bắc, Công Lý
- ·Hà Nội: 60 gian hàng tham gia Ngày hội khuyến mại điện tử, công nghệ
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Tin sao Việt 10/1: MC Bạch Lan Phương ấp ôm bạn trai kém 6 tuổi Huỳnh Anh
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long
- ·Siêu mẫu châu Á Quỳnh Anh diện váy xuân họa tiết da báo
- ·Miễn vé tham quan di tích cố đô Huế vào ngày Quốc khánh 2/9
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Cơ giới hóa đồng bộ, hướng tới nền nông nghiệp bền vững
- ·Infinix HOT 40 series ra mắt điện thoại chơi game ở phân khúc 4 triệu đồng
- ·Ca mắc COVID
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Ngày 14/9, cả nước ghi nhận thêm 3.107 ca mắc mới COVID
- 40% pin dự phòng tại Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn, có sản phẩm chỉ chứa toàn cát
- Lạng Sơn: Nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp bằng cách đầu tư công nghệ
- Thu giữ hơn 1,7 triệu khẩu trang y tế, hơn 13 nghìn sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn
- Tiêu chuẩn quốc tế giành cho du lịch sinh thái
- Bình Thuận: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm
- Tôi yêu Tổ quốc tôi từ những hành động nhỏ
- Infographic: Quản lý trực quan và lợi ích trong vận hành doanh nghiệp
- Áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000 từ công ty XNK Trân Châu
- Tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp