【kết quả vòng 3 ngoại hạng anh】Kiểm tra chuyên ngành chưa thực sự hiệu quả
Theểmtrachuyênngànhchưathựcsựhiệuquảkết quả vòng 3 ngoại hạng anho thống kê của Cục Hải quan TP.HCM, cả năm 2015 kết quả qua KTCN phát hiện có 76 vụ vi phạm 0,019% trên tổng số tờ khai KTCN trong năm, quý 1-2016 có 11 vụ vi phạm, chiếm 0,0089% trên tổng số tờ khai KTCN trong quý, trong khi số tờ khai phải kiểm tra chuyên ngành thì quá nhiều. Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng, kết quả KTCN nêu trên đã cho thấy quy định về KTCN hiện nay không hiệu quả và hiệu lực. Chi phí mà DN phải bỏ ra để trả cho các cơ quan kiểm tra chuyên ngành là rất lớn và trở thành gánh nặng cho DN, nhưng lớn hơn gấp nhiều lần đó là chi phí cơ hội mà DN phải chịu vì thời gian thông quan bị kéo dài, DN không thể đưa hàng hóa vào sản xuất, kinh doanh kịp thời làm giảm sức cạnh tranh của DN. Như thế, tổng chi phí xã hội để thực hiện KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cực kỳ lớn, trong khi phát hiện hàng vi phạm qua kiểm tra là rất ít.
Ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia tư vấn về hải quan cho biết, qua khảo sát một loạt các DN và các điểm KTCN về KTCN cho thấy, thời gian KTCN mất từ 19-20 ngày kể từ khai hải quan cho đưa hàng về bảo quản, hoặc cho lấy mẫu. Chi phí cho KTCN đối với DN rất lớn. Đối với hàng đông lạnh, DN tốn khoảng 20 triệu đồng/container bao gồm chủ yếu là tiền chạy container, chi phí lưu kho, có những DN một năm chi đến 5-6 tỷ đồng cho việc KTCN, chi phí kiểm dịch thực vật đối với 1 con tàu chở hàng 30-40 triệu đồng. Theo ông Bình, từ thực tế về KTCN, không nhất thiết tất cả hàng hóa phải thực hiện KTCN ngay tại khẩu thông quan. Chẳng hạn như vấn đề đăng kiểm, nếu không không có kết quả, DN không thể tiêu thụ hàng hóa được.
Mặt khác, quy định KTCN hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến những nỗ lực cố gắng của ngành Hải quan trong việc cải cách thủ tục thông quan. Việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro và sử dụng hệ thống thông quan hàng hóa tự động đã tạo một bước ngoặt trong quản lý hải quan, phù hợp với quản lý của Hải quan thế giới và đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của nước ta hiện nay. Hiện nay, tỷ lệ phân luồng hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP.HCM cho thấy, luồng Xanh 57,2%, Vàng 37,2% và Đỏ 5,56%, trong khi tỷ lệ hàng hóa thuộc diện KTCN được phân vào luồng Vàng hoặc Đỏ vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số hàng hóa NK hiện nay. Nếu như tỷ lệ hàng thuộc diện KTCN giảm xuống, chắc chắn tỷ lệ tờ khai luồng Xanh sẽ còn tăng lên nhiều nữa giúp thông quan hàng hóa được nhanh chóng.
Không chỉ gây khó khăn cho DN, quá trình thực thi pháp luật về KTCN đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trở thành áp lực lớn cho cơ quan Hải quan. Pháp luật hải quan quy định Chi cục trưởng Chi cục Hải quan là người chịu trách nhiệm việc xem xét cho doanh nghiệp mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành. Thực tế cho thấy có những nhóm hàng hóa không thể không cho mang hàng về bảo quản, nhưng khi cho mang hàng về bảo quản thì phải chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi và xử lý nếu doanh nghiệp vi phạm. Rủi ro có thể xảy ra khi DN cố tình vi phạm và lẩn trốn, việc xử lý và khắc phục hậu quả rất khó khăn.
Quy định về KTCN đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là do các cơ quan chức năng ban hành trên cơ sở pháp luật kiểm tra chuyên ngành. Cơ quan Hải quan chỉ là cơ quan thực thi và tập hợp các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi để báo cáo kiến nghị chính sách chứ không phải là cơ quan có quyền quyết định về vấn đề này. Nhiều DN chưa nắm rõ về chức năng, nhiệm vụ của Hải quan trong thực thi pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cho rằng cơ quan Hải quan cố tình làm khó doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số DN không quan tâm nghiên cứu trước pháp luật về KTCN để chuẩn bị hồ sơ hoặc không chấp hành tốt quy định pháp luật về KTCN dẫn đến tình trạng chây ỳ, tồn đọng mà các Chi cục Hải quan phải mất nhiều thời gian, nhân sự cho việc xử lý.
Từ thực tế trên, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành những quy định về KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này theo hướng đơn giản hóa, chi tiết hóa, mã hóa theo HS, quy định rõ ràng về tiêu chuẩn áp dụng, phương thức kiểm tra theo thông lệ quốc tế, đơn vị và địa điểm kiểm tra.Thu hẹp danh mục hàng hóa nhập khẩu cần thiết phải KTCN trước khi thông quan và chỉ kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh, để giảm tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành từ 30-35% xuống còn 15% đến hết năm 2016 như Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra và cam kết giảm 50% thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của UBND TP.HCM với Thủ tướng Chính phủ.
(责任编辑:La liga)
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Huyện Châu Thành A: Tăng cường ôn thi tốt nghiệp THPT
- ·Quan tâm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- ·Không tổ chức ăn sáng tại trường cho trẻ vì sợ... lạm thu ?
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Vì sao lớp 1 tựu trường sớm nhất ?
- ·Sinh viên Việt Nam đoạt giải nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN
- ·Người thầy mang “vàng” về cho giáo dục Hậu Giang
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Có đến 3 bộ sách được dùng giảng dạy cho học sinh lớp 10 trong năm học mới
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 9 và 10
- ·Gen Z một thế hệ được kỳ vọng
- ·Điểm sáng nghiên cứu khoa học trong nhà trường
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Thành phố Ngã Bảy: Ghi nhận 1 ca bệnh đậu mùa khỉ
- ·Tặng máy đánh giá yếu tố nguy cơ Tim mạch – Thận cho Bệnh viện Đa khoa Số 10
- ·Viettel Hậu Giang trao 20 suất học bổng “Vì em hiếu học”
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·59 học viên nhận bằng cao cấp lý luận chính trị