【bang ti so bong da】Hải quan ASEM tìm kiếm một phương thức quản lý mới trước CMCN 4.0
Ngày 9/10,ảiquanASEMtìmkiếmmộtphươngthứcquảnlýmớitrướbang ti so bong da Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM 13 chính thức khai mạc, tại Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam |
Đây là lần đầu tiên Tổng cục Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện có quy mô lớn nhất của khu vực Á - Âu trong lĩnh vực hải quan. Việc tổ chức Hội nghị ASEM lần thứ 13 không chỉ là trọng trách của quốc gia thành viên mà còn là vinh dự lớn, thể hiện sự tin cậy của ngành hải quan ASEM đối với hải quan Việt Nam.
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh vai trò của Hội nghị và cho đây là cơ hội để các bên cùng nhau trao đổi, hợp tác đổi mới phương thức quản lý hải quan phù hợp với yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Và, các bên cùng nhau đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và tăng cường trao đổi hướng tới sự phát triển bền vững.
“Chúng ta cùng nhau ghi nhận các nỗ lực của các cơ quan Hải quan ASEM trong việc xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động Hải quan ASEM với các ưu tiên về tạo thuận lợi thương mại và an ninh chuỗi cung ứng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ xã hội và môi trường, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa cam kết của Chính phủ các thành viên ASEM,” ông nói.
Tham dự Diễn đàn ASEM, các bên đối thoại trên 3 trụ cột nòng cốt gồm an ninh-chính trị, kinh tế-tài chính, văn hóa-xã hội-giáo dục. Hợp tác hải quan nằm trong tiến trình đối thoại kinh tế và tài chính với ưu tiên chính là tăng cường đối thoại về các vấn đề liên quan của WTO bao gồm tạo thuận lợi thương mại, an ninh thương mại, thương mại và phát triển.
Bên cạnh đó, cơ chế làm việc trong Diễn đàn bao gồm Nhóm công tác về hải quan họp thường niên và Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan và được tổ chức 2 năm một lần luân phiên nghĩa vụ đăng cai giữa châu Á và châu Âu.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị ASEM 13. |
Thách thức đan xen trong cả thương mại và phi thương mại
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn kỳ vọng với sự có mặt đầy đủ của các vị Tổng cục trưởng và người đứng đầu các cơ quan hải quan của châu Á và châu Âu, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM lần này chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt đẹp cho mỗi thành viên và khu vực thông qua việc trao đổi và xây dựng các định hướng và kế hoạch hành động hợp tác hải quan ASEM.
Theo ông, bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng rất nhiều thách thức do sự tác động đan xen của nhiều yếu tố liên quan đến thương mại và phi thương mại. Các thách thức mà các cơ quan hải quan đều đối mặt như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, tội phạm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tội phạm liên quan đến môi trường, an ninh… đòi hỏi thúc đẩy các cơ chế hợp tác quốc tế, trong đó, hợp tác ASEM là một kênh hết sức quan trọng.
Đối với Việt Nam, người đứng đầu ngành hải quan nhấn mạnh, Chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam luôn coi trọng hợp tác và trợ giúp lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan cả song phương và đa phương, nhằm tạo thuận lợi thương mại đồng thời kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng minh bạch có tính dự đoán cho các doanh nghiệp. Việc quản lý hải quan sẽ trở nên hiệu lực hơn đồng thời ngăn chặn các vi phạm pháp luật hải quan gây tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
“Theo hướng đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo tổ chức triển khai cải cách hiện đại hóa hải quan theo các chuẩn mực quốc tế, ứng dụng tối đa thành tựu khoa học công nghệ vào quản lý hải quan và đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về thuận lợi hóa thương mại,” ông chia sẻ.
Thành lập năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) đã phát triển vượt lên kỳ vọng ban đầu, là cơ chế đối thoại và hợp tác quan trọng, có quy mô lớn nhất giữa hai châu lục, thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển.
Tại Diễn đàn năm nay, Tuyên bố Hạ Long thể hiện cam kết của các Tổng cục trưởng Hải quan ASEM về các mục tiêu và ưu tiên hợp tác hải quan ASEM trong tương lai cũng như Kế hoạch Hành động hải quan ASEM giai đoạn 2020-2021 với các chương trình hoạt động được chính thức thông qua tại Hội nghị này.
Về phía Việt Nam, cùng với tinh thần đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Chỉ thị số 25-CT/TW, việc chủ trì Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM khẳng định sự chủ động trong việc đóng góp vào định hướng cho hoạt động hợp tác hải quan Á-Âu.
Bên cạnh nhiệm vụ đạt được các thỏa thuận về nội dung ưu tiên trong kế hoạch hành động ASEM 2020-2021, đại diện của Hải quan Việt Nam cũng cho biết, ngành sẽ tiếp tục chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, lễ tân, hậu cần để quảng bá văn hóa và đất nước Việt Nam đến bạn bè khu vực và quốc tế.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/11/2024: Giá dầu giảm 2% do nhu cầu của Trung Quốc yếu hơn
- ·Nhịp sống Chân Mây
- ·Thêm trải nghiệm, tăng hài lòng
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Liên kết, chia sẻ nguồn nhân lực
- ·Chủ động ngăn chặn “tour 0 đồng”
- ·Nga mất bao nhiêu ‘xe tăng hiện đại nhất thế giới’ trong xung đột ở Ukraine?
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Nhịp sống Chân Mây
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng mạnh
- ·Hải quan Hải Phòng: Lật tẩy “chiêu” trốn thuế qua giá
- ·Cổ phần hóa Công ty In Tài chính trong năm 2015
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Miên man khoai ngào
- ·6 tháng đầu năm: Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán tăng 9,3%
- ·Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển quan hệ đối tác Hải quan
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Nga thưởng lớn cho binh sĩ bắn rơi máy bay F