【kq bd cup fa anh】Cây chuối Cà Mau
(CMO) Đầu làng có cây chuối Cuối làng có cây đa… Câu ca dao truyền đời của người dân đất Việt cho thấy, cây chuối phổ biến tới mức vừa bước chân vào đầu làng đã gặp. Không chỉ vậy, với đặc tính dễ trồng, đa dạng giá trị sử dụng, cây chuối giờ đây không chỉ xuất hiện ở vùng nông thôn mà còn có mặt hầu khắp cả vùng thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi… Với tôi, cây chuối còn nặng trĩu những ký ức tươi đẹp.
Tuổi thơ tôi gắn liền với vùng sông nước, có con chuồn chuồn cắn rốn, cặp dừa khô kẹp bên nách và ôm thân cây chuối tròn vo bồng bềnh trên con sông trước nhà những ngày đầu tập bơi. Có những chiều tan trường hái vội trái chuối chín bói ngọt lịm ven đường, hay những lần quây quần bên ngoại canh lửa nồi bánh tét đêm giao thừa… Lúc trưởng thành, càng thấm thía hơn giá trị của cây chuối.
Chuối khô Trần Hợi, sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể năm 2018. Ảnh: Nhật Huy |
Trái chuối là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế thì lá chuối, bắp chuối, kể cả thân cây chuối đều có giá trị sử dụng riêng. Ở Cà Mau, trái chuối tươi được bán cho thương lái tính theo nải, cân ký, trở thành nguồn thu nhập đáng kể của nhiều gia đình; chuối chín là món điểm tâm, được làm nhân bánh, ép chuối khô, làm kẹo chuối, mứt chuối. Những dịp Tết, hay đám tiệc ở vùng nông thôn Cà Mau, bên tách trà, mâm bánh mứt vẫn còn những viên kẹo chuối được các mẹ, các chị khéo léo gói trong bọc kiếng nhiều màu, làm mỗi chúng ta gợi nhớ về thời thơ ấu.
Lá chuối dùng để gói một số loại bánh như bánh tét, bánh ít, xôi, hay dùng để bày biện thức ăn, trang trí cho những món ngon dân dã tại các nhà hàng có xu hướng tái hiện cuộc sống đồng quê… Nhiều nông dân vùng ngọt hoá có thêm nguồn thu nhập từ nghề cắt lá chuối tươi bỏ mối cho các chợ huyện, thành phố với giá từ 7.000-8.000 đồng/kg.
Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng
Bắp chuối được sử dụng chế biến các món gỏi, hấp, nấu canh chua, ăn cùng bún mắm… Còn thân cây chuối đơn giản vậy mà có rất nhiều giá trị sử dụng, từ chế biến món ăn (chuối ghém, làm nhân bánh xèo, các món xào, canh chua…), đến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm (xắt chuối cây trộn cám, trấu… làm thức ăn chăn nuôi), bẹ chuối trở thành nguyên liệu sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ.
Dân gian có câu đố vui về cây chuối:
“Cây không bào mà trơn,
Bông không sơn mà đỏ?”
Vì đặc tính tự nhiên: không bào mà trơn, không sơn mà đỏ nên cây chuối cùng với bông đủng đỉnh, lá dừa, bông dừa, bông cau… trở thành vật liệu trang trí cổng cưới, rạp cưới của nhiều cặp đôi một thời. Trong xu hướng hoài cổ, thời gian gần đây xuất hiện nhiều cổng cưới, rạp cưới “cây nhà lá vườn” được bạn trẻ yêu thích.
Người ta nói: “Cây chuối là cây cứu đói”, “Cây chuối là cây giảm nghèo”, “Cây chuối lấy ngắn nuôi dài”… là sự khẳng định về giá trị vốn có của nó. Trên vùng đất khó của đất U Minh, những ngày đầu tiên về nhận đất ở tuyến T29, cây trồng đầu tiên của cha tôi là cây chuối. Không “kén” đất như những loại cây trồng khác, chỉ cần mô cao, những cây chuối đâm chồi, đẻ cây non, cho buồng đều đặn trên bờ vuông tôm vùng mặn, bờ kênh xáng, ven lộ, sau nhà, hay trồng xen canh cùng những liếp tràm, keo lai… ở vùng U Minh Hạ.
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ mô hình trồng chuối
Cây chuối bây giờ không chỉ trồng theo phong trào “người người trồng chuối, nhà nhà trồng chuối” như nhiều nơi ở vùng nông thôn, mà cây chuối trở thành mô hình kinh tế hẳn hoi, được đầu tư bài bản, khép kín, kê liếp ở vùng U Minh Hạ. Chuối già Nam Mỹ là mô hình kinh tế mới, được xác định là một trong những ngành hàng nông sản chủ lực của Cà Mau. Thực tế, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi sản phẩm chuối già Nam Mỹ của Cà Mau đường đường chính chính có mặt tại nhiều siêu thị lớn trong nước và xuất khẩu tại các thị trường Malaysia, Singapore, Dubai, Trung Quốc… Đặc biệt, mô hình trồng chuối già Nam Mỹ đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 300 lao động tại địa phương, với thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/ngày.
Chuối giờ đây trên đồng đất Cà Mau không còn là cây giảm nghèo, cây lấy ngắn nuôi dài… mà là sản phẩm nông nghiệp hướng tới làm giàu, thu về nguồn ngoại tệ cho quê hương./.
Tỉnh Cà Mau có diện tích trồng chuối lớn thứ hai khu vực ĐBSCL, với 5.500 ha, năng suất bình quân 12-13 tấn/ha/năm, tập trung ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình (chiếm trên 90% diện tích trồng chuối của tỉnh), chủ yếu là chuối xiêm trắng và xiêm đen, đặc biệt là chuối già Nam Mỹ có giá trị kinh tế cao. |
Đỗ Chí Công
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Giỡn mặt tử thần trên cầu
- ·Xe máy kéo bò ngang nhiên diễu phố
- ·Con đường đau khổ bốn mùa ngập nước
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Bị hắt hủi vì mang bầu con gái
- ·Yêu gì mà suốt ngày hỏi vay tiền bạn gái
- ·“Lạt mềm buộc chặt” dành cho vợ có chồng ngoại tình
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Thiếu nữ bị thầy giáo dạy mẫu cưỡng hiếp
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Nước mắt mẹ kế chăm con chồng bị ung thư máu
- ·Báo động trẻ em đùa giỡn với “thủy thần”
- ·Chuyện sữa, càng đọc càng thấy băn khoăn
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Tình một đêm với bạn thân của chồng
- ·VietNamNet trao 100 suất quà cho xóm Việt kiều nghèo Campuchia
- ·Tháng ba xanh
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·Giỡn mặt tử thần trên cầu